Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu khoa học được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sinh viên củng cố, nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn, cũng như vốn kỹ năng mềm của bản thân; là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Sáng 17/5/019, Trường Đại học Vinh tổ chức kỷ niệm Ngày Khoa học và Công Nghệ Việt Nam và tổng kết, trao giải "Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Trường đại học Vinh năm 2018".

Giải thưởng năm nay thu hút sự tham gia của 47 công trình tại vòng sơ khảo và chọn ra 13 công trình vào vòng chung khảo. Tại vòng chung khảo, các Hội đồng đã xét chọn và đề nghị Hiệu trưởng Nhà trường xem xét trao giải Nhất cho 1 công trình; trao giải Nhì cho 7 công trình; trao giải Ba cho 5 công trình.

Đề tài sinh viên Viện Nông nghiệp và Tài nguyên đạt giải Nhì SVNCKH cấp Trường năm 2018: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu hại rau

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh Huyền (K56 Nông học), Hoàng Văn Sơn   (K55 Nông học) , Hồ Ngọc Quỳnh (K57 Nông học) và Lê Công Tuấn (K56 Nông học).     

Giáo viên hưỡng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy

Các kết quả chính:

1) Chế phẩm thảo mộc từ lá cây mật gấu:

- Trong phòng thí nghiệm: Sử dụng chế phẩm lá mật gấu nồng độ pha chế phẩm/nước là 1/25 - 1/20, liều lượng 3ml/hộp gồm 30 rệp cải là phòng trừ được rệp cải đạt hiệu lực từ 75,56 - 80,52% sau 5 ngày phun.

- Ngoài đồng ruộng: Chế phẩm từ lá mật gấu với nồng độ pha chế phẩm/nước là 1/20, phun trên rau cải bẹ xanh thì với mật độ rệp cải 130 - 150 con/m2 cần sử dụng mức liều lượng 25-30ml/m2 là có thể đạt hiệu lực phòng trừ từ 69,84 - 74,56%; còn trên ruộng cải bắp thì với mật độ rệp cải 110 - 130 con/m2 cần sử dụng mức liều lượng 30 - 35ml/m2 là có thể đạt hiệu lực phòng trừ từ 71,52 - 73,67% sau 7 ngày phun.

2) Chế phẩm thảo mộc hỗn hợp:

- Trong phòng thí nghiệm: Sử dụng chế phẩm thảo mộc hỗn hợp với nồng độ pha chế phẩm/nước là 1/25 - 1/20, liều lượng 3ml/hộp gồm 10 sâu cho hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng đạt 84,27 - 88,72%; đối với sâu khoang đạt sau 5 ngày phun.

- Ngoài ruộng cải bẹ xanh: Sử dụng chế phẩm thảo mộc hỗn hợp với nồng độ pha chế phẩm/nước là 1/20, liều lượng 25-30ml/m2 có thể kiểm soát được sâu xanh bướm trắng ở mật độ 5 - 7 con/m2 đạt hiệu lực 77,24 - 78,99%; sâu khoang ở mật độ 5 - 7 con/m2 đạt hiệu lực 76,03 - 80,16% sau 7 ngày phun.

3) Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm thảo mộc quy mô nhỏ:

Gồm 7 bước: (1) Chuẩn bị nguyên vật liệu; (2) Sơ chế nguyên liệu; (3) Phối trộn hỗn hợp; (4) Ngâm ủ lên men; (5) Thu dung dịch cấp 1; (6) Gia công, đóng gói, bảo quản; (7) Thành phẩm.

Một số hình ảnh tại lễ trao giải thưởng sinh viên NCKH cấp trường: 

Bài và ảnh: Nguyễn Thị Thúy