Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng và cung cấp lương thực cho gần một nửa dân số thế giới, 25% dân số sử dụng lúa gạo cho khẩu phần lương thực hàng ngày. Lúa gạo cũng là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, mức tiêu thụ lúa gạo bình quân hàng năm là 180- 200 kg gạo/người tại các nước châu Á và khoảng 10 kg/người tại các nước châu Mỹ. Đồng thời lúa gạo là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì vai trò đặc biệt quan trọng của lúa gạo nên cây lúa đã thu hút hàng ngàn nhà khoa học trên thế giới hướng vào nghiên cứu chọn tạo và kỹ thuật thâm canh các giống lúa.

Giống lúa KN2 là giống lúa thuần năng suất cao, đã được TS. Nguyễn Như Hải cùng cộng sự – Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia nghiên cứu và chọn tạo thành công. Để khai thác tiềm năng năng suất của giống cần tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa thì xác định mật độ và lượng phân bón hợp lý là biện pháp kỹ thuật quan trọng. Việc bố trí mật độ cấy hợp lý nhằm tạo ra mật độ quần thể thích hợp, từ đó nâng cao được hiệu quả quang hợp và làm tăng số bông trên một đơn vị diện tích. Phân bón là cơ sở quyết định năng suất cây trồng nói chung và năng suất cây lúa nói riêng. Việc xác định liều lượng phân thích hợp cho cây trồng có vai trò quyết định tới việc nâng cao tới các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa cũng như nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh của giống.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và để góp phần xác định được mật độ cấy và lượng phân bón hợp lí cho giống KN2, chúng tôi tiến hành  đề tài: “Xác định mật độ cấy và lượng phân bón thích hợp cho sản xuất giống lúa KN2 nguyên chủng tại Yên Thành – Nghệ An

File đính kèm: bai_bao_tap_chi_khandcn_nghe_an.pdf