- Nhu cầu về thuỷ sản trên toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng khi dân số thế giới không ngừng phát triển. Trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên không thể gia tăng (trừ khi việc khai thác quá mức được chấm dứt), thì hoạt đông nuôi trồng thuỷ sản chính là nguồn cung cho tương lai. Trong hơn 15 năm qua, nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Ngành nuôi trồng thủy sản trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và sự phát triển gần đây đã giúp cải thiện sinh kế cho người nông dân.

          - Ngành Nuôi trồng thủy sản đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là ngành học tiềm năng, mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cũng như cơ hội khởi nghiệp kinh doanh cho các bạn trẻ.

1. Lịch sử hình thành Ngành Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Vinh:

          Ngành Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Vinh, có lịch sử trên 28 năm hình thành và phát triển với bề dày truyền thống đáng tự hào. Từ khóa 32 đến khóa 42 trường đã liên kết với Trường Đại học Thủy sản đào tạo kỹ sư NTTS, từ sinh khóa 43 (năm 2003 đên nay) Viện Nông Nghiệp và Tài nguyên – Trường Đại học Vinh trực tiếp đào tào Kỹ sư ngành NTTS.

          Ngành Nuôi trồng Thủy sản gồm có 18 cán bộ - viên chức, trong đó 100% có trình độ sau Đại học (7 tiến sĩ, 2 NC sinh). Chức năng và Nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Nuôi trồng Thủy sản gồm các bậc học: Đại học và sau Đại học.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Chỉ tiêu tuyển: 200 sinh viên/năm

4. Môi trường học tập:

          - Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

          - Trường Đại học Vinh là trường đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

          - Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với hơn hơn 1.000 người; trong đó có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ.

          - Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá...

Hình ảnh giảng đường và phòng học phục vụ sinh viên Viện Nông nghiệp và Tài nguyên

          - Nhà trường có chính sách: hỗ trợ học phí cho sinh nghèo và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ký túc xá miễn phí cho sinh viên.

Ký túc xá và nhà ăn phục vụ sinh viên Viện Nông nghiệp và Tài nguyên

          - Theo học ngành Nuôi trồng thủy sản tại Đại học Vinh sinh viên không những được trang bị những kiến thức nền tảng đại cương về ngành học mà còn có cơ hội tiếp cận với thực tế thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các cơ sở sản xuất, các Tập đoàn, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và kinh doanh trong NTTS, trung tâm phân tích trong cả nước và nước ngoài.

          - Sinh viên được học trong môi trường dạy học hiện đại, trang bị đầy đủ trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, trại thực nghiệm sản xuất giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu những kiến thức được giảng dạy đồng thời nâng cao các kỹ năng thực hành và hiểu rõ được những đặc trưng, thực tế ngành học.

          - Trong quá trình học tập sinh viên đước giửi đi đào tạo tại các các công ty, cơ sở sản xuất, các viện nghiên cứu để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và được trả lương và sẽ tiếp nhận làm việc sau khi tốt nghiệp. Trường Đại học Vinh và Công ty Oleco tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực đào tạo và giới thiệu sinh viên tham gia tu nghiệp sinh, thực hành nông nghiệp tại Israel.

          Với sự hợp tác của Trường Đại học Vinh với Chương trình Eramus - Trường Đại học Công nghệ Tây Pomeranian, Szczecin, Ba Lan. Hàng năm sẽ có một số sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản – Viện Nông nghiệp và Tài Nguyên, tham gia trao đổi học tập tại Khoa Công nghệ thực phẩm và Thủy sản, Trường ĐH Công nghệ Tây Pomeranian. Đây chính là cơ hội vươn xa hơn đối với sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản.

Môi trường học tập tại Trường Công nghệ Tây Pomeranian Balan của Đặng Trọng Tuấn – K57 Thủy sản– Viện Nông nghiệp và Tài nguyên (4/2019)

Những hình ảnh tham quan và một số người bạn quốc tế của Nguyễn Đình Chiến K55 Thủy sản- Viện Nông nghiệp và Tài nguyên khi học tại Balan 6/2018

          - Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy là các phó giáo sư, tiến sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực NTTS đem đến cho sinh viên sự đa dạng, cũng như tiếp cận được với nhiều phong cách giảng dạy mới qua đó đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên theo học. 

          - Trong quá trình học tập sinh được thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp thời gian khoảng 6 đến 9 tháng và được các doanh nghiệp nuôi ăn ở, chi trả tiền đi lại và lương từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.

Hình ảnh giảng viên Bộ môn Thủy sản làm việc với doanh nghiệp và thăm cựu sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản

 Hình ảnh nơi ở và phòng tập Gym của sinh viên và cựu sinh viên làm việc tại Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam

5. Mục tiêu đào tạo

          Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ở năm học cuối, sinh viên có thể chọn lựa một trong bốn  chuyên ngành: Nuôi thuỷ sản nội địa; Quản lý và kinh doanh sản phẩm thủy sản; Khai thác thủy sản; Công nghệ sinh học thủy sản.

             Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn về các hệ thống nuôi trồng thủy sản; có kiến thức về các công nghệ sản xuất thức ăn, sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản; có kiến thức về quản lý môi trường nuôi, phòng trị bệnh và quản lý chất lượng các sản phẩm thủy sản; có kiến thức về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; có kiến thức về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

            Khi tốt nghiệp sinh viên có các kỹ năng như: Có khả năng thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản; có khả năng tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; có khả năng tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; có khả năng cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản; có năng lực giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề về nuôi trồng thủy sản.

6. Việc làm sau khi tốt nghiệp:

          -  Cơ sở nuôi trồng thủy sản;

          -  Cơ sở sản xuất, công ty dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản;

          -  Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản;

          -  Cơ quan khuyến nông và quản lý nguồn lợi thủy sản;

          -  Cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng - chế biến thủy sản;

          -  Cơ sở nghiên cứu (Viện, Trung Tâm,...) nuôi trồng và kinh tế thủy sản

          -  Cơ sở đào tạo (Trường TCCN, Cao đẳng, Đại học,...) nuôi trồng thủy sản

          - Các cơ quan nhà nước (xã, huyện, tỉnh, bộ và các ban ngành)

          Hiện nay, Viện Nông nghiệp và Tài nguyên – Trường Đại Học Vinh đã cam kết phối hợp với các Viên nghiên cứu, các doanh nghiệp (Công ty CP Việt Nam, Công ty Thông Thuận, Công ty UP Việt Nam, Công ty Grobest, Tập đoàn Bim Group, Công Ty CP thủy sản Trung Sơn, Công Ty Thăng Long, Công ty Vemedim,… và các cở sở sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tham gia quá trình đào tạo và tiếp nhận sinh viên làm việc sau khi tốt nghiệp.

Hình ảnh các sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản được các doanh nghiệp phỏng vấn tiếp nhận làm việc trước khi tốt nghiệp.

          Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của các công ty trên 200 sinh viên, với mức tiền lương trên 12.000.000đ/tháng chưa bao gồm tiền thưởng và công tác phí, các công ty, đơn vị tuyển dụng sẽ trực tiếp về Viện Nông nghiệp và Tài nguyên để xét tuyển. Ngoài ra sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội học thạc sỹ ngành nuôi trồng thủy sản tại Trường Đại học Vinh và học tập và làm việc tại Nhật, Úc, Hàn Quốc.

          Trường Đại học Vinh cam kết nếu sinh viên học ngành Nuôi trồng thủy sản sau khi tốt nghiệp nếu không có việc làm đúng ngành nghề thì nhà trường sẽ hoàn trả toàn bộ kinh phí đào tạo cho người học.

7. Thông tin tuyển sinh năm 2020

Mã ngành

7620301

Tổ hợp các môn xét tuyển

A00 (Toán - Lý - Hóa), B00 ( Toán - Hóa - Sinh),

D01 (Toán - Văn - Anh), B08 (Toán - Sinh - Anh)

Hình tức xét tuyển

Xét kết quả thi THPT Quốc gia; Xét tuyển học bạ

 

            Các bạn học sinh cần tư vấn hỗ trợ tuyển sinh liên hệ:

            TS. Lê Minh Hải - Trưởng bộ môn Thủy sản và Chăn nuôi, Viện Nông nghiệp và Tài Nguyên, Trường Đại học Vinh.

           - Điện thoại: 0912383216

           - Email: minhhaidhv@gmail.com