1.
Ngành Nông học – nhu cầu không thể thiếu đối với xã hội
Ở
Việt Nam có khoảng 70% dân số làm nông nghiệp, tuy hiện nay nước ta đang bước
vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế chuyển đổi dần
sang công nghiệp và các ngành dịch vụ, thế nhưng nông nghiệp vẫn là một trong
những ngành không thể thiếu hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, nông
nghiệp là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế.
Khi
ngành nông nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế thì ngành Nông học cũng là một
ngành không thể thiếu đối với nhu cầu xã hội. Nông học là tổ hợp kiến thức các
ngành di truyền học về thực vật, khí tượng học, khoa học về đất trồng trọt. Những
nhà Nông học thường nghiên cứu về nhiều vấn đề như sản xuất thực phẩm, tạo ra
các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, quản lý tác động của môi trường lên nông
nghiệp và tạo ra năng lượng từ cây trồng. Nhà nông học thường chuyên về các
lĩnh vực như luân canh cây trồng, thủy nông, giống cây trồng, phân loại và kiểm
soát độ màu mỡ của đất, kiểm soát cỏ dại, côn trùng và kiểm soát dịch hại cây
trồng. Trong bối cảnh hiện nay, nhà nông học làm việc, nghiên cứu về nông nghiệp
công nghệ cao, nông nghiệp thông minh cùng với sự phát triển và hỗ trợ của công
nghệ, khoa học kỹ thuật.
Sinh
viên ngành Nông học có cơ hội khám phá về bệnh cây, côn trùng, rau màu nông
nghiệp, sinh lý thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, chọn tạo giống cây trồng, các
kỹ thuật, công nghệ mới tác động lên cây trồng,… Chính vì thế, Nông học tuy là
một ngành không còn mới nhưng lại thu hút được nhiều bạn trẻ theo học bởi những
“thú vui” riêng biệt.
2.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Nông học sau khi tốt nghiệp
Sau
khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Nông học, sinh viên sẽ được cung cấp
đầy đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc.
Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng một số vị trí công việc sau:
-
Quản lý nhà nước về nông nghiệp: công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về
nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương như: Ban nông nghiệp xã, phòng nông
nghiệp quận/huyện, các Bộ/Sở nông nghiệp, Bộ/Sở khoa học công nghệ, các cơ quan
khuyến nông, bảo vệ thực vật...
-
Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp trên cả
nước (các công ty sản xuất - kinh doanh giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, các
dịch vụ kỹ thuật về giống, các công ty sản xuất hoa, nhà vườn…). Các công ty giống
cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang
trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về nông nghiệp
và phát triển nông thôn, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hóa chất nông
nghiệp...
-
Các Viện nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu ngành nông - lâm - ngư nghiệp cấp huyện,
cấp xã; công ty hóa chất nông nghiệp hoặc viện nghiên cứu, trường đại học, cao
đẳng, phòng thí nghiệm nông nghiệp và có thể tự lập trang trại, doanh nghiệp dịch
vụ cây trồng và vật nuôi.
-
Tham gia thị trường lao động quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp tại nhiều nước
trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Mỹ,
Canada, Israel… với môi trường làm việc tốt và mức thu nhập cao.
Cựu
sinh viên Nông học làm việc tại Đức và Israel
3.
Ngành Nông học tại Trường Đại học Vinh
Mã
ngành
|
7620109
|
Tổ hợp các môn xét tuyển
|
A00 (Toán - Lý - Hóa), B00 ( Toán - Hóa - Sinh),
D01 (Toán - Văn - Anh), B08 (Toán - Sinh - Anh)
|
Phương thức xét tuyển
|
Xét kết quả thi THPT Quốc
gia; Xét tuyển kết quả học tập bậc THPT (học
bạ) và các phương thức khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Ngành
Nông học tại Trường Đại học Vinh đã qua 22 khóa đào tạo (từ năm 2002 đến nay),
cung cấp cho tỉnh Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung một lực lượng kỹ sư Nông
học làm việc trong các cơ quan nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh
nghiệp trong và ngoài nước có trình độ và chất lượng.
Khi
tham gia học tập tại đây, các bạn sinh viên sẽ được sử dụng cơ sở vật chất đầy
đủ, khang trang và hiện đại (nhà học, nhà thí nghiệm, ký túc xá, hệ thống máy
móc phục vụ học tập, thực hành, thực tập…); chương trình đào tạo theo tiếp cận
CDIO, dạy học dựa trên đánh giá năng lực với đội ngũ cán bộ, giảng viên có
trình độ, nhiệt tình và trách nhiệm cao; tham gia NCKH, tham dự các cuộc thi về
“sáng tạo, khởi nghiệp”, các cuộc thi sáng tạo KHKT sinh viên; tham gia các
phong trào Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các đội/nhóm/câu lạc bộ, các hoạt động
tình nguyện chung sức cùng cộng đồng…
Sinh
viên ngành Nông học thực tập tại Trung tâm ươm tạo công nghệ cao IRRD (Thanh
Hóa)
Các
cơ hội thực tập và việc làm: Đối với sinh viên từ năm thứ 2 trở đi nếu có kết
quả học tập đạt loại khá trở lên, có sức khỏe đảm bảo và tiếng Anh cơ bản có thể
tham gia chương trình thức tập sinh nông nghiệp tại đất nước có nền sản xuất hiện
đại như Israel, Đan Mạch theo chương trình hợp tác của Trường Đại học Vinh với
các đối tác; Sinh viên năm thứ 3 trở đi được tham gia thực tập có hưởng lương tại
các doanh nghiệp nông nghiệp trong cả nước như DaLat Hasfarm, WinEco, Nafood… Kỹ
sư mới tốt nghiệp có cơ hội cao để tham gia các chương trình đào tạo nghề tại
Australia, thực tập sinh nông nghiệp tại Hà Lan, Đức… với mức chi phí thấp nhất,
thu nhập cao, môi trường làm việc thuận lợi.
Thông
tin liên hệ:
Bộ
môn Khoa học cây trồng, Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh
Trưởng
bộ môn: TS. Nguyễn Hữu Hiền
Phụ
trách công tác tuyển sinh: TS. Phan Thị Thu Hiền
(0983.798.286), ThS. Cao Thị Thu Dung (0763.082.168).
Website:
https://viennntn.vinhuni.edu.vn/
Fanpage
FB: Khoa học cây trồng – Trường Đại học Vinh.