Kỹ sư Nông
học được xem là một trong những ngành nghề có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Hiện
nay, nhiều bạn trẻ còn rất mơ hồ khi nghĩ đến lĩnh vực này và cho rằng họ khó
có thể nào phát triển lâu dài với ngành nghề này được. Tuy nhiên, có thể khẳng
định rằng nhóm ngành trồng trọt luôn giữ vị trí đầy ý nghĩa trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp trong xã hội ngày nay của nước ta. Lương thực và thực phẩm
luôn được coi là một nguồn sống tạo năng lượng, cũng như sức khỏe vững bền cho
con người trong lao động và sản xuất. Vì thế, trồng trọt trở thành một yếu tố
cực kỳ có giá trị và không thể thiếu đối với chúng ta. Nhờ đó, nhóm ngành này
luôn trường tồn theo thời gian và xu hướng phát triển của thời đại. Và cũng
chính lý do này, hàng loạt cơ hội việc làm đã mở ra cho các bạn trẻ đam mê
ngành trồng trọt.
Nói đến
đây, chắc nhiều bạn đang thắc mắc rằng học ngành Kỹ sư Nông học là sau này bạn
sẽ trở thành một nông dân hay sao? Hay là bạn phải về sống tại những làng quê
xa xôi hẻo lánh? Bạn sẽ mắc một sai lầm lớn khi nghĩ như vậy. Thực chất, nghề Kỹ
sư Nông học không đơn giản như thế! Kỹ sư Nông học là một ngành nghề nghiên cứu
về các loại cây trồng khác nhau, đồng thời nghiên cứu về các yếu tố bên ngoài
tác động đến sự tăng trưởng của các loại cây trồng, cùng với những biện pháp
thiết thực để giúp phát triển giống cây ngày càng khỏe mạnh và được mùa hơn. Một
kỹ sư Nông học là phải như thế, chứ không hề đơn giản chỉ biết trồng cây và
trồng cây. Với vị trí công việc đó, bạn chính là một nhà nghiên cứu thực thụ.
Một kỹ sư Nông
học được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu sẽ có kiến thức vững chắc về
môi trường, công nghệ sinh học, đối phó dịch bệnh, di truyền học, phương pháp
chọn tạo giống thực vật, dinh dưỡng học, v.v. Với những kiến thức phổ quát ấy, kỹ
sư nông học có nhiệm vụ phân tích, đánh giá và nhận định phương thức quản lý
mùa vụ để áp dụng vào thực tiễn nông nghiệp theo xu hướng phát triển môi trường
bền vững.
Bên cạnh đó, ngành nghề này được đào tạo để đáp ứng được nhu cầu cao về nhân
lực của lĩnh vực nông nghiệp. Khi theo học ngành nghề này, các bạn sinh viên sẽ
được tiếp nhận những kiến thức chuyên ngành đầy thú vị như cấu trúc thực vật và
cách thức giải phẫu, đất đai, côn trùng, dịch bệnh, di truyền, v.v. Và sau khi
hoàn thành chương trình học, mỗi sinh viên sẽ có được rất nhiều cơ hội tìm việc
làm ưng ý trong xã hội phát triển như ngày nay. Đồng thời, tỷ lệ cạnh tranh của
nghề tương đối thấp.
Ngành này
liên quan chính đến cây trồng là ngành học thú vị cho các bạn đam mê môn sinh
học, thích nghiên cứu các loại cây trồng nông nghiệp (cây ăn quả, các giống
hoa…). Vì ngành này chú trọng đào tạo nghiên cứu về các loại cây trồng và tất
cả yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và
dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng
như cỏ dại, bệnh, côn trùng...Nhiều bạn trẻ muốn cống hiến sức mình cho sự phát
triển của nền nông nghiệp Việt Nam, yêu các loại nghiên cứu liên quan đến cây
trồng đã thành công khi theo đuổi ngành học này.
Đây không phải là
một ngành học quá khó, không khô khan như nhiều ngành kỹ thuật khác nhưng đòi
hỏi người học phải chăm chỉ và chịu khó tìm tòi học hỏi. Thường xuyên nghiên
cứu các loại tài liệu, các mẫu vật khi có cơ hội. Cần nắm chắc các lý thuyết
nuôi trồng, nhân giống, lai tạo cũng như đặc điểm cây trồng, thời tiết, cách
canh tác của các địa phương, kiến thức địa lý phải tốt. Ngoài kiến thức chuyên
môn thì kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thông tin cũng là điều kiện quan
trọng để sinh viên được các nhà tuyển dụng lựa chọn cũng như làm việc tốt, phát
triển sự nghiệp trong tương lai.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị và cơ
sở đào tạo lĩnh vực này. Trong đó, Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại
học Vinh là địa chỉ các bạn trẻ vừa có thê yên tâm về chất lượng đào tạo, vừa
có thể thỏa sức thực hiện hết đam mê của mình qua việc làm nông nghiệp. Sau khi
tốt nghiệp, các kỹ sư Nông học sẽ nhận được rất nhiều cơ hội và triển vọng nghề
nghiệp đa dạng và phong phú, đồng thời cũng tồn tại nhiều thách thức. Ngoài các
công ty chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, trang trại, viện nghiên cứu, sinh viên
sau khi tốt nghiệp còn có thể tiếp tục công việc nghiên cứu cây trồng của mình,
và trực tiếp giảng dạy kiến thức nông nghiệp tại các giảng đường đại học và cao
đẳng. Hơn nữa, nhiều sinh viên còn có thể tự khởi nghiệp chuỗi hoạt động trồng
trọt của mình và đạt được mức thu nhập cực cao.
Nguyễn
Thị Thúy (Tổng hợp)