1. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO

Trường Đại học Vinh với sứ mạng là cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng giáo viên, nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, luôn hướng tới sự thành đạt của người học. Tầm nhìn: Trường Đại học Vinh trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, thành viên cảu Mạng lưới các trường đại học ASEAN.

Để thực hiện được tầm nhìn và sứ mệnh đó Trường Đại học Vinh đã không ngừng đổi mới chương trình đào tạo. Cụ thể, Trường Đại học Vinh triển khai Đề án xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đại học chính quy tiếp cận CDIO giai đoạn 2016-2020 cho đồng loạt 41 ngành đào tạo của Nhà Trường cho k58 về xây dựng chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO.

 Viện Nông nghiệp – Tài nguyên đã triển khai 03 đề tài cấp Trường trọng điểm xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo cho ngành Nuôi trồng thủy sản, Nông học và Khuyến Nông. Trong đó mỗi khung chương trình đào tạo đại học chính quy hệ kỹ sư 4 năm gồm 125 tín chỉ, 36 học phần.

 Được sự tạo điều kiện của các Phòng Ban chức năng, Khoa, Viện liên quan đã phối kết hợp nhịp nhàng trong việc xây dựng chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO nên 03 ngành đào tạo NTTS, NH và Khuyến nông đã ban hành Chuẩn đầu ra, Khung chương trình đào tạo cho k58 (bản cứng, bản mềm trên Website Trường ĐH Vinh)

 Được sự chỉ đạo của Nhà Trường, Viện Nông nghiệp –Tài Nguyên đã trực tiếp chỉ đạo đến các bộ môn thực hiện lấy ý kiến thực tế về yêu cầu kỹ sư Nông lâm ngư từ các bên liên quan trong đó lấy đối tượng Nhà tuyển dụng (các doanh nghiệp hợp tác với Viện Nông nghiệp-TN như: Công ty cổ phần chăn nuôi CP VN, Công ty Thông Thuận, Công ty Hải Nguyên…), các Viện, trường Đại học hàng đầu Việt Nam về đào tạo khối ngành NLN là Trường ĐH Cần Thơ, Học Viện Nông nghiệp, …và ý kiến của các cựu sinh viên, sinh viên đang học tại Viện.

- Mỗi ngành Nông Lâm Ngư khi xây dựng chuẩn đầu ra hay khung chương trình đều phải lưu ý mối liên quan đến chương trình của nhóm ngành Nông Lâm Ngư –Môi trường. Nên trong quá trình khảo sát, xây dựng đã có một số khó khăn:Khung chương trình đào tạo của các ngành đào tạo còn phụ thuộc vào nhóm ngành nên một số học phần chưa thực sự phù hợp với các ngành cụ thể; Quá trình triển khai xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO tại trường triển khai đồng loạt nên chưa có có văn bản, biểu mẫu nào chính thức trong quá trình thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra, đề cương môn học, đánh giá học phần.

2. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình biên soạn đề cương chi tiết, giảng dạy và đánh giá học phần theo tiếp cận CDIO

Trường Đại học Vinh đã triển khai nhiều đợt tập huấn xây dựng đề cương môn học từ các chuyên gia đến Trường ĐH Quốc Gia TPHCM  như: PGS.TS. Đoàn Thị Minh Trinh, TS.Huỳnh Văn Thông...giúp cho cán bộ giảng viên toàn trường hiểu về phương pháp xây dựng. Bên cạnh đó, Nhà Trường đã mời các chuyên gia về Phương pháp tổ chức đánh giá học phần theo CDIO như: TS. Sái Công Hồng về trao đổi kinh nghiệm.Đặc biệt, vào ngày 14/3/2018, Trường Đại học Vinh mời chuyên gia từ Hiệp hội CDIO Quốc tế đến trao đổi kinh nghiệm của GS.TS. Hồ Tấn Nhựt - Giảng viên trường ĐH California State, Northridge Hoa Kỳ.

Hơn thế, để thuận lợi trong việc thực hiện hiệu quả xây dựng đề cương môn học, bài giảng, bộ tiêu chí đánh giá học phần của các môn học triển khai trong 03 học kỳ đầu của khóa 58 Nhà Trường đã gắn với 75 đề tài khoa học cấp trường. Đây chính là nhiệm vụ của giảng viên trong toàn trường đảm bảo nghiên cứu đổi mới giảng dạy gắn với nghiên cứu khoa học.

-Hầu hết các giảng viên, cán bộ trong toàn Viện Nông nghiệp –Tài nguyên tham gia tích cực trong việc thực hiện theo quy định của Nhà Trường về xây dựng và triển khai chương trình đào tạo tiếp cận CDIO.

Tuy nhiên, do triển khai đồng loạt các ngành đào tạo trong toàn Trường nên việc có văn bản, biểu mẫu hợp lý của 01 ngành đã trải qua đào tạo hoàn thiện 01 khóa theo CDIO chưa có nên hầu như vấn đề triển khai biên soạn đề cương học phần, đề cương bài giảng đều học hỏi theo các trường khác.

Năm 2017 -2018 là năm học đầu tiên thực hiện đào tạo theo tiếp cận CDIO nên hầu hết các môn học được biên soạn chưa thật sự hoàn thiện.

- Hầu hết các cán bộ trong đơn vị thời gian vừa rồi đã và đang học nghiên cứu sinh nên việc tham gia xây dựng và thực hiện CDIO chưa nhiều, trong quá trình biên soạn đề cương chi tiết còn gặp nhiều khó khăn.

3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

 (1) Nhà Trường cần ban hành một cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện đào tạo theo tiếp cận CDIO

-Quy định về xây dựng chương trình, biểu mẫu, phương pháp đánh giá người học, đánh giá giảng viên.

- Danh mục hồ sơ lưu trữ (nguồn minh chứng) đối với giảng viên, đối với người học, …

(2) Nhà trường cần cải thiện nâng cao hệ thống mạng wifi cho cơ sở 2

- Vấn đề internet rất cần thiết để mỗi người khi đến Trường Đại học Vinh cơ sở 2 có thể sử dụng để truy cập thông tin cần thiết, người học có thể dễ dàng trao đổi với giảng viên, truy cập thông tin cần thiết.

Phạm Mỹ Dung - Bộ môn Thủy sản và chăn nuôi