Trong chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Quản lý Tài nguyên
và môi trường theo xu hướng tiếp cận CDIO, các học phần thực địa, thực tập nghề,
thực tập tốt nghiệp luôn được chú trọng và chiếm một tỉ trọng nhất định trong
chương trình đào tạo. Với mục tiêu giúp người học tiếp xúc nhiều hơn với các kiến
thức thực tế, những chương trình đưa sinh viên đi thực địa, thực tập được triển
khai hằng năm trong khung chương trình đào tạo. Có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp
đã ký hợp tác với Viện Nông nghiệp và tài nguyên về việc tiếp nhận sinh viên đến
để thực tập và làm việc sau khi tốt nghiệp. Những địa điểm được lựa chọn triển
khai hoạt động thực tập, thực địa tiêu biểu như: tìm hiểu quy trình xử lý rác
thải tại nhà máy xử lý rác Nghi Lộc, Nghệ An; tìm hiểu quy trình xử lý nước thải
tại nhà máy nước thành phố Vinh, Nghệ An; tìm hiểu khu bảo tồn thiên nhiên vườn
quốc gia Pù Mát ở Con Cuông, Nghệ An; tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên Hồ Kẻ Gỗ,
Hà Tĩnh...
Sinh viên đi thực địa tại hồ Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh
Sinh viên đi thực địa tại vườn quốc gia Pù Mát
Tham quan và học tập tại nhà máy xử lý rác thải Nghi Lộc
Trong những chuyến đi
này, các thầy cô sẽ đồng hành cùng các bạn sinh viên tới các cơ sở sản xuất,
các khu bảo tồn thiên nhiên để quan sát, học hỏi và triển khai các hoạt động học
tập, thực hành. Trong quá trình học tập, các bạn sinh viên phải thực hiện công
việc ghi chép nhật ký, hoàn thành các bài tập nhóm và có báo cáo tổng kết sau
khóa học. Các bạn sẽ được thực hành những kiến thức đã được học ở trường, biết
thêm những ứng dụng ngoài thực tế của ngành nghề mình đang học.
Sinh viên triển khai hoạt động khảo sát tại các hộ dân
Sinh viên nghiên cứu thực địa tại trang trại nuôi trồng
thủy sản
Qua những chuyến đi thực địa, thực tập đó, các bạn sinh
viên hiểu thêm các kiến thức đã học được áp dụng trong thực tế như thế nào. Cũng
trong thời gian thực tập, các bạn rèn luyện thêm các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng thuyết trình, kỹ năng nghiên cứu và xử lý vấn đề... là những kỹ năng rất
quan trọng trong quá trình làm việc sau này. Và qua các học phần thực tập, thực
địa đó, các bạn sinh viên sẽ có cái nhìn rõ hơn về nghề nghiệp trong tương lai
của mình, từ đó gây dựng được lòng yêu ngành,
yêu nghề và gây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
Cô trò cùng trao đổi, thảo luận sau một buổi thực địa
Không thể thiếu những giây phút vui vẻ trong các buổi đi
thực tế
Tin
bài: Bộ môn Quản lí Tài nguyên và Môi trường