Thực hiện Quyết định số 1938/QĐ-ĐHV ngày 27/8/2018 về việc thành lập
đoàn thực tập nghề cho sinh viên ngành Nông học Khóa 56, năm học 2018 – 2019. Mục
đích của đợt thực tập nghề nghiệp nhằm mục tiêu giúp giúp sinh viên có được trải
nghiệm thực tế, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp, năng lực bản thân. Từ ngày 4
tháng 9 đến ngày 3 tháng 10 năm 2018, đoàn thực tập gồm có 8 sinh viên ngành
Nông học đã đến học tập và rèn nghệ tại Cavina Farm thuộc Công ty TNHH Công nghệ
cao Phủ Quỳ. Đây là trang trại chuyên canh về cây có múi với diện tích trên 20
ha được thành lập từ năm 2012. Qua gần 1 tháng làm việc tại đây, sinh viên đã
có những hiểu biết nhất định về cây có múi, có thể tóm tắt như sau:
a) Kết kết
quả đạt được
- Đã nắm bắt được cơ cấu giống cây có múi hiện có tại Cavina Farm như
cam Vân Du, cam V2, cam xã Đoài lòng vàng, cam xã Đoài muộn, quýt PQ1,
bưởi… Các giống cây có múi này được ghép trên gốc Chấp và bưởi chua, đây được xem
là hai gốc ghép tốt nhất để các giống cây có múi sinh trưởng, phát triển.
- Sinh viên đã bước đầu nắm bắt được các kiến thức thực tế về các kỹ
thuật cắt tỉa cành, bón phân, điều tra sâu bệnh hại cây có múi và biện pháp
phòng trừ bằng sinh học và hóa học.
- Nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây có múi, Cavina Farm đã ứng dụng
thành công nhiều kỹ thuật nhằm sản xuất phân bón cung cấp cho trang trại như kỹ
thuật nuôi giun quế, phân bón hưu cơ lên men từ cá và phân bón hữu cơ từ hạt đậu
tương. Bên cạnh đó, Công ty còn sử dụng nhiều loại phân bón lá như phân Ngựa thần,
ZK–04….
- Có nhiều loại sâu bệnh hại vườn cam,
quýt và bưởi như: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, sâu đục thân, câu cấu, rầy chống cánh,
ruồi đục quà, bệnh ghẻ cam, bệnh vàng lá gân xanh (greening), bệnh chảy gôm...
Trong đó, sâu vẽ bùa, bệnh greening và bệnh ghẻ cam là các đối tương dịch hại
phổ biến. Trong các lô cam cùng độ tuổi thì cam xã Đoài muộn thường bị bệnh
năng hơn cam xã Đoài lòng vàng. Các giống quyết thường ít sâu bệnh hại hơn các
giống cam và bưởi.
b) Những
mặt chưa làm được
- Các kiến thức tìm hiểu được chưa nhiều,
thời gian thực tập ngằn nên chưa có điều kiện để thực hiện các kỹ thuật như
nhân giống cam, quýt sạch bệnh. Chưa đánh giá được hiệu quả của các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi.
- Trong quá trình thực tập, do mưa lớn
kéo dài nên chất lượng và hiệu quả của quá trình thực tập chưa cao.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng của các đợt
thực tập Nghề nghiệp tại doanh nghiệp thì cơ sở thực tập cần có cán bộ kỹ thuật
hướng dẫn và giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường
nên bố trí thời gian thực tập dài hơn để sinh viên có đủ thời gian tìm hiểu các
biện pháp kỹ thuật chi tiết hơn.
Toàn
cảnh Trang trại Cavina Farm của Công ty TNHH Công nghệ cao Phủ Quỳ
Sinh viên tham gia công
tác phòng trừ cỏ dại cho cây cam bằng biện pháp cơ giới
Sinh
viên điều tra sâu bệnh hại cam
Tin bài: Nguyễn Tài Toàn