Từ chối vì chưa có kinh nghiệm
Sau khi ra trường nhiều sinh viên “khoe” bằng tốt nghiệp đại học với các cơ quan nhà nước, công ty kinh doanh, doanh nghiệp ... nhưng đều bị các nhà tuyển dụng từ chối vì thiếu kinh nghiệm làm việc.
Thậm chí, những sinh viên năm nhất, năm hai… muốn kiếm việc làm thêm ở cửa
hàng thời trang hay các quán ăn… mà cũng không
nhận được một cái gật đầu, bởi các nhà tuyển dụng đòi hỏi người đến xin việc phải
có kinh nghiệm làm công việc ấy ít nhất một năm trở lên.
Những người đứng
ra tuyển dụng nhân viên cho rằng: "Ngoài nhân viên giao hàng,
tất cả các vị trí khác của công ty đều yêu cầu người xin việc phải có kinh nghiệm".
Hoặc họ cho rằng: "Các nhà tuyển dụng không tuyển người
mới vì phải bỏ thời gian và tiền bạc đào tạo lại. Do đó chỉ tuyển những người
đã từng làm việc trong lĩnh vực này và có tiềm năng". Với những
yêu cầu đó không phải là lạ bởi những nhà đầu tư luôn muốn việc làm
ăn, kinh doanh của mình sinh lãi nhiều trong thời gian ngắn nhất.
Vậy kinh nghiệm
nằm ở đâu?
Tuy cơ hội xin
được việc khá khó, nhưng các bạn trẻ vẫn có thể tích lũy
kinh nghiệm,
rút ngắn hoặc xóa sạch khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và ứng tuyển. Nhiều bạn sinh viên đã biết
sắp xếp thời gian tìm những công việc làm thêm hấp
dẫn để vừa tích lũy kinh nghiệm vừa gánh đỡ tiền học và phí sinh hoạt cho cha mẹ.
Một số bạn cho rằng: "Lúc học đại học, chúng em làm
nhiều việc bán thời gian như phát tờ rơi, bán hàng, làm gia sư, tiếp thị,
shipper... nên ra trường xin việc cũng có nhiều thuận lợi hơn".
Có những bạn có
nhiều kinh nghiệm xin việc trót lọt cho biết: "Nên làm ở những nơi không
yêu cầu kinh nghiệm để học hỏi kinh nghiệm, dù có thể công việc đó không phù hợp
với nghề nghiệp với mình sau này”. Những kinh nghiệm từ công việc làm thêm là
các kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc, kỹ năng tương tác, giao tiếp, tin học, tiếng anh… Do đó, khi ra trường, chúng ta có thể
đem những kinh nghiệm này đến xin việc ở
công ty khác. Những kinh nghiệm làm việc mà mỗi bạn tích lũy được sẽ không bao
giờ thừa.
Sinh
viên nông nghiệp thì nên tích lũy kinh nghiệm từ đâu?
Do tính chất nghề
nghiệp, sinh viên nông nghiệp tiếp cận với thị trường ít hơn các ngành nghề khác;
hoặc sinh viên nông nghiệp cũng thường mặc định rằng học nông nghiệp chỉ làm
nghiên cứu chứ không làm sale. Chính vì thế, phần
lớn sinh viên sẽ bị thụ động, không muốn tìm việc làm thêm trong thời gian học
đại học.
Tuy nhiên, ngoại
trừ những bạn có suy nghĩ trên, cũng có nhiều bạn
rất năng nổ. Ngay từ năm thứ nhất đã muốn kiếm thêm thu nhập, các em đã không ngại làm những việc năng nhọc như xây dựng, tiếp thị, chạy
bàn..
để trang trải cuộc sống cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra, các bạn chia sẻ cách tích lũy kinh nghiệm cho sinh
viên nông nghiệp như sau: "Nên tích lũy kinh nghiệm thực tế
từ các đề tài nghiên cứu khoa học. Từ năm thứ nhất mạnh dạn xin các thầy cô làm
đề tài hoặc theo các anh chị khóa trước làm đề tài tốt nghiệp. Ngoài ra,
nên tích lũy kinh nghiệm từ nơi thực hành, rèn nghề”. Còn một số bạn sau khi đã được tuyển dụng được các vị trí thích hợp chia sẻ:
“Khi
xin việc hãy cố gắng thể hiện tốt những gì mình từng làm và các kỹ năng có liên
quan tới công việc. Các bạn cũng rất cần chú ý khi trình bày khả năng của mình,
làm sao thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự chắc chắn và rõ ràng đối với
các thông tin bạn đưa ra".
Như vậy, đối với các em sinh viên nông nghiệp có những bài học thực hành, đợt
thực tập rèn nghề, đợt đi tham quan thực tế, giáo trình thì đây
là cơ hội cho các bạn tiếp cận với kỹ năng nghề nghiệp đó. Những
bài thực hành, bài thực tập giáo trình giúp các em bổ sung lại những kiến thức
trong bài giảng. Đợt thực tập rèn nghề là điều kiện thuận lợi cho các em hoạt động
nhóm hiệu quả, các em tự bố trí mùa vụ,
lên kế hoạch sản xuất, kỹ thuật trồng trọt và đặc biệt tiếp cận kỹ năng
marketing, sale và làm shipper các sản phẩm mình làm ra một cách bài bản nhất. Ngoài
ra, đợt thực tập tốt nghiệp tạo kỹ năng cho sinh viên tự tổ chức, hoạch định một
dự án nhỏ do mình làm chủ. Nếu các em sinh viên nông nghiệp thực sự chủ động và
hăng say nghề nghiệp thì sẽ hơn hẳn những khối ngành khác về nhiều mặt và chắc chắn
nhà tuyển dụng không bao giờ làm ngơ trước những sinh viên xuất sắc dù mới ra
trường.
Nguyễn
Thị Bích Thủy