1. Giới thiệu về Ngành Quản
lí tài nguyên và môi trường
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành môi trường hiện nay có gần
50.000 người. Tuy nhiên, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo các chuyên ngành
tài nguyên và môi trường vẫn
đang cần
bổ sung một lực lượng lớn, trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh
vực như tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng
sản và một số chuyên ngành mới...
Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng,
nhóm ngành môi trường là lĩnh vực nhiều người quan tâm với những kiến thức mới
như: Công nghệ GPS, GIS, viễn thám; khí tượng; công nghệ xử lý nước thải, địa
chất và khoáng sản, quản lý an toàn lao động, đo đạc và bản đồ…
Ngành Kỹ sư Quản lí tài nguyên và môi trường của
Trường Đại học Vinh được tuyển sinh và đào tạo từ khóa 50 (năm học 2009 - 2013).
Ngành học được thiết kế theo
chương trình giáo dục đại học tiên tiến, tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo, phục vụ nhu cầu xã hội và đất nước trong bối cảnh suy thoái tài nguyên
và ô nhiễm môi trường toàn cầu.
Sinh viên được thực hiện các dự án nghiên cứu, khởi nghiệp, tiếp xúc với môi
trường nghề nghiệp thông qua chuỗi đồ án môn học. Chương trình được cấu trúc
theo phương thức đáp ứng những nhu cầu môi trường cấp bách nhất, nhấn mạnh các
vấn đề về quản lý môi trường đô thị, quản lý môi trường tại các khu công nghiệp
và khu chế xuất, các hệ thống quản lý môi trường tại doanh nghiệp, quan trắc và
đánh giá tác động môi trường, an toàn vệ sinh công nghiệp và sức khỏe môi trường,
quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đặc
biệt là các kỹ năng nghề nghiệp như: kỹ năng giải quyết các tình huống thực tế
trong quản lý tài nguyên - môi trường, kĩ năng lập và quản lý dự án, kỹ năng
đàm phán, …
Cho đến nay, hơn 2000 sinh viên ngành QLTN & MT của Trường đã
tốt nghiệp, nhiều người trong số đó hiện đang làm trong các lĩnh vực về quản lí
tài nguyên và môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi
trường, các công ty đo đạc và thành lập bản đồ, các nhà máy sản xuất, công ty xử
lý môi trường, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, hạt kiểm lâm, ... tại các địa phương trong cả nước.
2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
ngành Quản lý tài nguyên và môi trường
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có kiến
thức, kĩ năng nghề nghiệp, giao tiếp, năng lực làm việc nhóm, sử dụng ngoại ngữ
trong các lĩnh vực:
- Quản lý môi trường (đô thị, nông
thôn, KCN, nhà máy, bệnh viện,...), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Quy hoạch
môi trường,...
- Quản lí tài nguyên thiên nhiên: đất,
nước, khoáng sản, năng lượng
- Công nghệ xử lí môi trường
- Thiết kế, vận hành hệ thống xử lý
nước, khí thải và chất thải rắn;
- Tiếp cận và sử dụng được các công cụ
kĩ thuật hiện đại trong quản lý tài nguyên và môi trường (GIS - Viễn thám,
AutoCAD,...);
- Vận dụng công nghệ thân thiện môi
trường để hỗ trợ các tổ chức, đơn vị hành chính cũng như kinh doanh.
- Có khả năng hình thành ý tưởng, thiết
kế, triển khai, cải tiến các hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Lập và thực hiện tốt các đề tài
khoa học, các dự án liên quan đến Quản lí TN & MT;
- Năng động, sáng tạo, biết tổ chức
làm việc nhóm, làm việc độc lập, đàm phán, thuyết trình khi làm việc trong các
lĩnh vực quản lí tài nguyên và môi trường.
3. Cơ hội việc làm và vị trí công tác sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt
nghiệp, các Kĩ sư QLTN&MT có thể làm việc trong các đơn vị sau:
- Tư vấn lập hồ sơ môi trường, khai thác tài
nguyên thiên nhiên: báo cáo ĐTM, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường,
giấy phép xả thải, hồ sơ khai thác mỏ, quy hoạch bảo vệ rừng,...
- Quản lí an toàn lao động và môi trường
(HSE): là vị trí bắt buộc phải có tại mỗi doanh nghiệp sản xuất.
- Thiết kế, vận hành hệ thống xử lí nước thải,
khí thải,...
- Cán bộ quản lí nhà nước về môi trường: Bộ
tài nguyên và môi trường và các cơ quan ngang bộ, các sở ban ngành, phòng tài
nguyên môi trường, cán bộ quản lí môi trường cấp xã.
- Cán bộ tại vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, khu du lịch sinh thái: Việt Nam có 148 khu bảo tồn, trong đó 33 vườn quốc
gia. Theo quy hoạch, đến năm 2030 thêm 23 khu bảo tồn. Kĩ sư QLTN&MT góp phần
quản lí, bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH, cũng như phát triển du lịch sinh thái.
- Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ: triển
khai các dự án liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường, truyền
thông bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu viên, giảng viên tại các Viện
nghiên cứu, Trường học.
4. Cơ hội của người học khi lựa chọn
ngành Quản lý TN&MT tại Đại học Vinh
Trường đại học Vinh là trường Đại học đạt chuẩn
4 sao theo bộ đối sánh chất lượng với 100 đại học hàng đầu châu Á (UPM) và đang
hướng tới mục tiêu trở thành đại học thông minh, xếp hạng tốp 500 đại học hàng
đầu châu Á vào năm 2030. Trở thành sinh viên của ngành Quản lý TN&MT của Đại
học Vinh, người học sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình học tập cũng như công
tác sau này.
Sinh viên được tiếp xúc với chương trình đào
tạo tiến tiến, hiện đại theo chuẩn CDIO và được cam kết đảm bảo đầu ra nếu có kết
quả học tập, rèn luyện tốt.
Đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình, có trình
độ chuyên môn cao (Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ) luôn sẵn sàng truyền đạt kiến
thức đến các sinh viên.
Giảng viên Bộ môn Quản lý tài nguyên và môi
trường
Sinh viên được ở kí túc xá có Wifi miễn phí với đầy đủ tiện nghi, thư
viện, sân cỏ nhân tạo, nhà thi đấu thể thao... đáp ứng nhu cầu học tập, nghỉ
ngơi của sinh viên.
Khu vực giảng đường và Ký túc xá
Sinh viên có cơ hội được tham gia chương
trình thực tập sinh tại Isarel, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác từ
năm thứ 2,3. Qua cơ hội này, các bạn sinh viên sẽ được học tập các nền khoa học
kỹ thuật tiên tiến, được nhận lương ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Sinh viên tham gia chương trình Thực tập sinh
tại Isarel
Sinh viên có cơ hội được tham gia chương
trình thực tập sinh tại Isarel, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác từ
năm thứ 2,3. Qua cơ hội này, các bạn sinh viên sẽ được học tập các nền khoa học
kỹ thuật tiên tiến, được nhận lương ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Các giờ học thực hành máy và thí nghiệm
Sinh viên được tham gia
các câu lạc bộ và hoạt động xã hội: CLB tiếng anh, CLB ứng dụng tin học trong
QLTNMT, hoạt động tình nguyện, thể thao, âm nhạc,...
Sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện,
thể thao
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp
đã ký thỏa thuận hợp tác với Trường Đại
học Vinh, Viện Nông nghiệp và tài nguyên về việc tiếp nhận sinh viên thực tập
và làm việc sau khi tốt nghiệp. Hằng năm, tại Viện nông nghiệp và tài nguyên đều
tổ chức ngày hội tuyển dụng, các doanh nghiệp sẽ về và phỏng vấn tuyển dụng trực
tiếp ngay tại Viện. Đây là cơ hội rất tốt cho các bạn sinh viên có thể lựa chọn
được đơn vị công tác của mình ngay khi chuẩn bị tốt nghiệp ra trường.
Các đơn vị phỏng vấn tuyển dụng ngay tại Viện
Nông nghiệp và tài nguyên
5. Thông tin tuyển sinh
- Mã
ngành tuyển sinh đại học: 7850101
- Các hình thức xét tuyển:
Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm
2023 (Mã phương thức: 100)
Xét tuyển theo kết quả học bạ (Mã phương thức:
200)
Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy
và năng lực năm 2023 (Mã phương thức: 402)
Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy
chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (Mã phương thức: 301)
- Tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa) - B00 (Toán, Hóa, Sinh) - B08
(Toán, Sinh, Anh) - D01 (Toán, Văn, Anh)
6. Tư vấn hỗ trợ tuyển sinh:
- ThS Hoàng Anh Thế. ĐT:
0989382147 email: anhthe.dhv@gmail.com
- ThS Phan Thị Quỳnh Nga ĐT:
0904653132 email: quynhnga_dhkhtn86@yahoo.com
7. Thông tin liên hệ:
1/ Phòng Đào tạo Trường Đại học Vinh
Địa chỉ: Số 182, đường Lê Duẩn, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0238.898 8989.
Website: https://vinhuni.edu.vn
Fanpage Facebook: Trường Đại học Vinh - Vinh University
Tư vấn tuyển sinh Đại học Vinh
2/ Bộ môn Quản lý tài nguyên và môi
trường, Viện Nông nghiệp và Tài nguyên – Đại học Vinh
Địa chỉ: Số 182, đường Lê Duẩn, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: Thầy Đậu Khắc Tài – Phụ trách Bộ môn: 0989302236
(Zalo: 0989302236)
Website: https://viennntn. vinhuni.edu.vn
Fanpage Facebook: Viện Nông nghiệp và tài nguyên – Trường Đại học Vinh