- Mã ngành: 7850103
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tổ hợp các môn xét tuyển: A00 (Toán - Lý - Hóa), B00 ( Toán
- Hóa - Sinh), D01 (Toán - Văn - Anh), B08 (Toán - Sinh - Anh)
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo người học có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kĩ năng thực
hành nghề nghiệp, có năng lực thiết kế, triển khai và phát triển dự án quản lí
đất đai trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Người học được trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước; kiến thức
cơ bản về kinh tế - xã hội, ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên
cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kiến thức cơ sở ngành đáp ứng việc tiếp thu kiến thức
ngành Quản lý đất đai; Kiến thức cơ bản về trắc địa, bản đồ, công nghệ viễn
thám và hệ thống thông tin Địa lý (GIS); Kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu
cầu của Nhà nước về quản lý đất đai như ; điều tra cơ bản về đất đai, đo đạc và
xây dựng các loại bản đồ, phương pháp đánh giá đất đai, lập và thực hiện các dự
án qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, lập và quản lí hồ sơ địa chính các cấp.
Người học sẽ có năng lực giải quyết
các vấn đề liên quan đến quản lí đất đai: lập kế hoạch, tổ chức triển khai,
giám sát, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá hiệu quả công tác quản lý đất đai..
khả năng hợp tác nhóm để làm việc trong môi trường liên ngành, đa văn hóa, đa
quốc gia.
Vị
trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh
viên tốt nghiệp ngành kỹ sư Quản lí đất đai có khả năng làm việc tại:
- Các cơ quan hành chính, chuyên môn nhà nước
từ Trung ương đến cấp huyện, cấp xã về lĩnh vực Quản lý đất đai, như: Bộ Tài
nguyên - Môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường các tỉnh, Phòng Tài nguyên -
Môi trường các huyện, Cán bộ Địa chính xã-phường. Các cơ quan chuyên môn về xây
dựng, quản lý đô thị.
- Các Viện nghiên cứu như: Viện nghiên cứu
Địa chính, Viện Tài nguyên - Môi trường, Viện Quy hoạch - Thiết kế, Cục đo đạc
bản đồ, Cục Quản lý đất đai, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Các công ty, dự án trong và ngoài nước đầu
tư vào lĩnh vực đất đai và bất động sản như: Công ty đo đạc, Trung tâm Kỹ thuật
Tài nguyên đất và Môi trường; Công ty môi giới và định giá bất động sản; các dự
án liên quan đến đất đai và bất động sản; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất
động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế;...
- Giảng dạy chuyên ngành Quản lý đất đai
trong các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp trên cả nước.
Khả
năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Tốt nghiệp ngành Quản lí đất đai hoàn toàn
có thể tiếp tục theo học văn bằng hai và các bậc đào tạo sau đại học (thạc sĩ,
tiến sĩ) các chuyên ngành: Quản lý đất đai, quản lí tài nguyên môi trường, Công
nghệ địa chính, Trắc địa - Bản đồ, Trắc địa ảnh viễn thám và GIS tại các cơ sở
đào tạo trong nước và quốc tế.
Tỉ
lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp: 90 %