1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Bước đầu
thu thập, lưu giữ và đánh giá nguồn gen cá Măng sữa (Chanos chanos) khu vực ven
biển Bắc Trung bộ.
- Mã số: B2015-15-10GEN
- Chủ nhiệm: ThS. Tạ Thị
Bình
- Cơ quan chủ trì: Trường
Đại học Vinh
- Thời gian thực hiện:
từ tháng 1/2015 đến 12/2015
2. Mục tiêu
Thu thập,
lưu giữ được và tìm hiểu sơ bộ một số đặc điểm sinh học làm cơ sở đánh giá nguồn
gen cá Măng sữa (Chanos chanos) tại
vùng ven biển Bắc Trung Bộ.
3. Tính mới và sáng tạo
Bước đầu thu thập, lưu giữ
và đánh giá được nguồn gen cá Măng sữa (Chanos chanos) khu vực ven biển Bắc
Trung bộ
4. Kết quả nghiên cứu
- Đã tìm hiểu sơ bộ một số
đặc điểm sinh học cá Măng sữa (Chanos
chanos) tại vùng ven biển Bắc Trung Bộ: Cá Măng sữa
là loại có kích thước lớn với Phương trình tương
quan giữa chiều dài và khối lượng thân có dạng: W =L7,18 và hệ số tương quan R = 0,8675. Kích cỡ cá cái thành thục
nhỏ nhất là 57,8 cm và hệ số thành thục sinh dục (GSR) trung bình của cá Măng sữa
cái theo tháng là 17,4% và của cá thể lớn nhất 28,2%. Sức sinh sản tuyệt đối
cao nhất là 3.119.547 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối cao nhất 1.915.579 trứng/kg. Đây cũng là loài cá ăn thiên về thực
vật .
- Tìm hiểu được khả năng
thích nghi với điều kiện nuôi nhốt của cá Măng sữa tại Bắc Trung bộ: Qua hai
hình nuôi nhốt cá măng sữa trong ao đất và trong lồng thì ương nuôi và lưu giữ cá măng sữa trong ao
đất có khả năng thích nghi cao hơn (có tỷ
lệ sống và tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với trong lồng).
- Thử nghiệm một số loại
thức ăn (cá tạp, thức ăn tổng hợp), nhằm lựa chọn loại thức ăn phù hợp đối với
cá Măng sữa trong điều kiện nuôi nhốt: Trong nuôi nhốt cá măng sữa
bằng cá tạp và thức ăn công nghiệp nên sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi
nhốt cá măng sữa cho hiệu quả cao hơn (tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống)
khi sử dụng thức ăn cá tạp.
5. Sản phẩm
-
Bài báo khoa học: "Nghiên cứu sơ bộ một số đặc điểm sinh học của cá măng sữa
(Chanos chanos Forsskål, 1775) tại
khu vực Bắc Trung Bộ" đã có giấy nhận đăng của Tạp chí khoa học Trường Đại
học Vinh
- Thu thập và
lưu giữ được 100 cặp cá Măng sữa, cỡ 70-150g, làm nguyên liệu nghiên cứu giá trị
nguồn gen.
6. Hiệu quả,
phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu, khả năng áp dụng
- Kết quả nghiên cứu của
đề tài là cơ sở khoa học cho phép xây dựng quy trình sản xuất giống cá Măng sữa
trong điều kiện nhân tạo góp phần bảo vệ nguồn gen.
- Các dẫn liệu của đề tài
sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên ngành nuôi trồng thủy sản
và các ngành nông nghiệp khác có liên quan
- Có thể chuyến giao kết
quả nghiên cứu của đề tài cho Trung tâm thực hành hải sản, Phân viện viên cứu
NTTS Bắc Trung Bộ và các cơ sở nuôi thủy sản ở Nghệ an và khu vực.