Cá rô tilapia nuôi ở nông trại là loại cá đươc tiêu thụ nhiều nhất tại Hoa kỳ., Nhưng cá này lại chỉ có một lương thấp vể acid béo omega-3 (tốt cho sức khoẻ) và lại chứa môt lương rất lớn chất béo omega-6 (xấu cho sức khoẻ). Theo các nhà khảo cứu tại Đại học Wake Forest thì sự phối hợp giữa hai loại acid béo này biến cá rô tilapia nuôi ở nông trại thành một thực phẩm có thể gây nguy hại cho một số bệnh nhân bị bệnh tim, viêm khớp, hen xuyễn và các bệnh dị ứng và tự miễn dịch khác . Lý do là vì cơ thể những người này dễ bị một phản ứng viêm quá mạnh có thể phưong hại đến sức khoẻ. Như chúng ta đã biết, viêm là nguyên nhân làm tổn hại các mạch máu, tim, phổi và các mô khớp, da và hệ tiêu hóa
Theo báo cáo đăng trên tạp chí Journal of American Dietetic Association, nhóm nghiên cứu tại Wake Forest cho biết là cá rô tilapia là một loại đồ biển đươc ưa chuộng nhất, và mức tiêu thụ dự tính sẽ tăng từ 1.5 tấn vào năm 2003 lên 2.5 tấn vào năm 2010. Báo cáo cũng cho biết là các cá tilapia và catfish nuôi ở nông trại có nhiều acid béo đặc trưng mà công đồng khoa học coi là có hại cho sức khoẻ.
Lượng acid omega-6 mạch dài có trong cá rô tilapia cao hơn cả lượng chứa trong hamburger 80% thịt nạc, doughnut và thịt heo muối sông khói (bacon) Thế mà theo các nhà khoa học Omega-6 mạch dài lại là một mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khoẻ. Vì thế “đối với những người ăn cá với mục đích kiểm soát các bệnh viêm như đau tim thì rõ ràng ăn cá tilapia là không thích hợp”.
Lợi ích đối với sức khoẻ của các acid omega-3 (tên khoa học là acid béo đa không bão hoà n-3 mạch dài- PUFAs) đã đươc biết rõ. Hội American Heart Association khuyến cáo mỗi chúng ta nên ăn ít nhất hai phần (servings) cá mỗi tuần và các bệnh nhân bị bệnh tim phải ăn mỗi ngày ít nhất tổng cộng 1 gram gồm hai loại acid omega-3 EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid) quan trọng nhất.. Nhưng khuyến cáo trên của công đổng y tế đã vô tình đẩy mạnh việc tiêu thụ những loai cá như cá rô tulapia có hại hơn là có lơi cho sức khoẻ vì trong cá này có chứa nhiều các acid béo omega-6 (còn gọi là n-6 PUFAs) như arachidonic acid.
Tỉ lệ lượng arachidonic acid (AA) trên lượng n-3 PUFAs mạch dài (EPA và DHA) trong thực chế (diet) của con người là một yếu tố quan trọng ấn định tác dụng viêm của dẩu cá. Theo nhiều nghiên cứu mới đây một sự thay đổi về tỉ lệ này sẽ làm lệch cán cân thăng bằng từ phiá [tác nhân] ủng hộ viêm sang phiá [hoá chất trung gian bảo vệ]…chống viêm
Các nhà khảo cứu đã nhận xét thấy là cá rô nuôi ở nông trại chỉ chứa một lượng khiêm tốn acid béo Omega 3---chưa tới nửa gram mỗi 100 gr cá (tương tự như cá bơn flounder và cá kiếm sword fish) trong khi đó cá hồi salmon và trout cũng nuôi ở nông trại chứa tới gẩn 3-4 gram. Trái lại cá rô tilapia lại chứa một lương acid béo Omega-6 nói chung và AA nói riêng cao hơn nhiều so với cá hồi salmon và trout. Tì lệ lượng Omega-6 mach dài trên lượng Omega-3 mạch dài--tức là tỉ lệ giữa AA và EPA -- trong cá rô tilapia là 11:1 so với 1:1 trong cá hồi salmon và trout
Giáo sư Floyd H. “Ski” Chilton tại Đai học Wake Forest nói “ Chúng tôi đã biết từ ba thập niên là arachidonic acid AA là nển tảng cho tất cá các chất lipid trung gian “ủng hộ viêm” (pro-inflamation). Các nghiên cứu trên súc vật đã xác nhận rõ ràng là nếu chúng ta nuôi súc vật với acid béo AA thì chúng sẽ có dấu hiệu bị viêm và sẽ ngả bệnh.
Giáo sư Chilton cho biết là nuôi cá tilapia rất dễ vì chỉ cần cho chúng ăn loại thức ăn rẻ tiền làm từ ngô bắp. Loại thức ăn này chứa các Omega-6 mạch ngắn mà cá khi ăn vào sẽ chuyển hoá thành AA và giữ lại trong các mô. Sự kiệncó thể nuôi cá với thức ăn rẻ tiền và khả năng phát triển của cá trong hầu hết mọi điểu kiện đã làm cho giá bán cá rô talapia quá thấp, thấp đến mức cá này đã trở thành món ăn chính trong các bữa ăn của các gia đình lợi tức thấp.
Các bác sĩ tim mach thường khuyên bệnh nhân về nhà nên ăn cá và nếu là bệnh nhân nghèo thì họ sẽ đương nhiên mua cá rô tilapia về ăn… và điều này sẽ đẩy họ vào tình trạng nguy hiểm hơn.
Trần Ngọc Hùng (Theo Wake Forest researcher triggers storm over study on tilapia fish-Washington Post-07/28/2008)