Chẳng cần là một
nhà côn trùng học, bạn cũng có thể nhận ra rằng các loài sâu bọ có những cách
yêu đương không giống nhau. Không giống như các loài thú, chim hầu như chỉ có một
tư thế đơn điệu thì côn trùng lại có nhiều hình thức phong phú.
1. Con đực cưỡi lên lưng con cái
Đây là kiểu
“yêu” truyền thống và phổ biến, thường thấy ở nhóm ruồi, nhặng, bọ cánh cứng,…
2. Đực trên lưng cái giả
Cách “yêu” này
tương tự kiểu 1 nhưng bụng của con đực lại vòng xuống phia dưới bụng con cái để
tiếp xúc với lỗ sinh dục. Kiểu này thường thấy ở châu chấu, cào cào,… và con đực
thường nhỏ hơn cá thể cái.
3. Cái trên lưng đực
Điều khá thú vị ở
côn trùng là việc thượng lên lưng bạn tình không phải độc quyền của phái mạnh
mà ở khá nhiều loài sâu bọ đã có sự đổi ngôi để con cái cũng có dịp tận hưởng
thứ cảm giác được bạn tình hầu hạ. Kiểu cặp đôi này thường thấy ở gián, dế, muỗm,…
4. Đấu đuôi, bụng hướng về một phía
Kiểu này khá phổ
biến ở các loài ong, ngài, bướm. Khi giao phối con đực và con cái ở tư thế đấu
đuôi với nhau một cách tự nhiên khi mặt bụng cùng hướng về một phía.
5. Đấu đuôi, bụng hướng về một phía, cơ quan sinh dục
con đực vặn xoắn 180o
Riêng đối với
nhóm bọ xít khi giao phối, tuy mặt bụng của cả đôi ở cùng một phía nhưng thực
chất phần mút bụng mang cơ quan sinh dục của con đực đã vặn xoắn 180o
để tiếp xúc với lỗ sinh dục của con cái.
6. Đấu đuôi, bụng
con đực ngửa lên trên
Tư thế này, tuy
cũng đấu đuôi vào nhau nhưng mặt bụng của con đực lại ngửa lên phía trên. Kiểu
này thường thấy ở muỗm, muỗi,…
7. Đấu đuôi, bụng hướng vào nhau
Kiểu đấu đuôi và
hướng mặt bụng vào nhau khá hiếm. Đại diện thuộc họ muỗi Culicidae, trong đó có
muỗi vằn, muỗi sốt rét,…
8. Kiểu “trái tim”
Kiểu giao phối
này đặc trưng ở chuồn chuồn. Ở đây, mặt bụng của con đực và con cái cũng hướng
vào nhau nhưng đầu của chúng ở hai hướng khác nhau. Kiểu “yêu” có dạng “trái
tim” là do lỗ sinh dục của con đực và cái ở các đốt bụng khác nhau. Trong đó, lỗ
sinh dục con cái ở cuối bụng, còn con đực lại ở các đốt đầu phần bụng.
Tài liệu tham khảo
1.
Nguyễn
Viết Tùng, 2008. Những điều kỳ lạ về sinh sản của côn trùng. Nxb. Khoa học và kỹ
thuật.
Bài viết: Ngọc Lam - Ảnh: Từ internet