1. Thông tin chung:
Tên đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của nano bạc đến sinh
trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh và năng suất của cây cà chua trong vụ
Đông Xuân 2014-2015 tại Nghệ An
Mã số: T2015-33
Chủ nhiệm: Thạc sỹ Nguyễn Văn Hoàn
Email: hoannln@gmail.com
Đơn vị công tác hiện nay:
Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Vinh
Cơ quan tài trợ kinh phí: Trường Đại học Vinh
Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015
2. Mục tiêu:
Xác định được nồng độ và thời
điểm xử lý nano bạc nhằm hạn chế mức độ nhiễm sâu bệnh và tăng năng suất của
cây cà chua trong vụ Đông Xuân 2014- 2015 tại Nghệ An.
3. Tính mới và sáng tạo:
Hiện nay do đời sống ngày càng
nâng cao người dân có nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp an toàn ngày
càng tăng lên, trong đó có quả cà chua . Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay sản
xuất cà chua đang gặp phải nhiều vấn đề về chất lượng an toàn sản phẩm do cà
chua là loại cây trồng có nhiều loại dịch hại nguy hiểm gây hại thường xuyên
nên người dân phải dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ. Đây là nguyên
nhân chính làm cà chua chất lượng cà chua không đảm bảo. Việc sử dụng nano bạc
trong sản xuất cà chua để phòng trừ sâu bệnh hại và tăng năng suất cà chua là
một hướng đi mới, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và tăng sản lượng cà
chua, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.
4. Kết quả nghiên cứu:
Nghiên
cứu đề tài thu được một số kết quả sau:
1. Nano
bạc có ảnh hưởng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng; sự sinh trưởng của
giống cà chua NH2764. Ở mức nồng độ 4ppm giống cà chua NH2764 có tổng thời gian
sinh trưởng dài nhất (132 ngày), số lá trên thân chính và đường kính gốc lớn
nhất (lần lượt là 32,3 lá và 13,41 mm). Thời điểm xử lý nano bạc thích hợp nhất
vào giai đoạn cây con và thời kỳ ra hoa, có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng phát
triển của cây cà chua.
2. Phun
nano bạc cho tỷ lệ sâu bệnh hại thấp hơn so với đối chứng. Khi tăng nồng độ chế
phẩm nano bạc lên càng cao thì khả năng phòng trừ sâu bệnh hại càng tăng lên.
Hiệu lực phòng trừ sâu bệnh cao nhất ở nồng độ 10ppm. Xử lý nano bạc gần với
thời điểm sâu bệnh phát triển có hiệu quả cao hơn so với các thời điểm sớm hoặc
muộn hơn.
3. Ở
mức nồng độ 4 và 6ppm giống cà chua NH2764 có ưu thế về các yếu tố cấu thành
năng suất như tỷ lệ đậu quả, khối lượng quả và khối lượng quả/cây và đạt năng
suất cao nhất (tương ứng với 57,82 và 61,47 tấn/ha), cao hơn 26,5 và 34,5% so
với đối chứng. Thời điểm phun vào giai đoạn cây con có hiệu quả nhất, làm tăng
chỉ số các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cũng đạt cao nhất (45,67
tấn/ha) so với các thời điểm xử lý khác.
5. Sản phẩm:
- Sản phẩm khoa học:
Tên bài báo: Ảnh hưởng của nano bạc đến sinh trưởng phát
triển, mức độ nhiễm sâu bệnh và năng suất cà chua tại Nghi Phong, Nghi Lộc,
Nghệ An.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Vinh (đã có giấy nhận đăng).
- Sản phẩm đào tạo: Hướng dẫn 2 sinh viên khóa 52 ngành Nông học bảo vệ thành
công khóa luận tốt nghiệp.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao
kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
- Hướng dẫn cho người dân việc
sử dụng nano bạc trong sản xuất cà chua để phòng trừ sâu bệnh hại và tăng năng
suất cà chua là một hướng đi mới, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và
tăng sản lượng cà chua, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Thông tin cho người dân trên địa bàn về tác dụng của
nano bạc có thể sử dụng như một loại thuốc bảo vệ thực vật và kích thích sinh
trưởng cho cây cà chua.
- Trao đổi khoa học với các viện
nghiên cứu, trường đại học, hội thảo khoa học.