Bệnh
hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) xuất hiện
lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 2009, tiếp đến được ghi nhận tại Thái Lan năm
2010, Việt Nam năm 2011, Malaysia năm 2012 (FAO, 2013) và gần đây nhất tại
Mexico năm 2013 (Schryver et al., 2014) và tác nhân gây bệnh AHPND được cho là V.
parahaemolyticus (Lụa et al., 2016). Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, vì vậy
kháng sinh được xem như là lựa chọn đầu tiền trong công tác trị bệnh, tuy nhiên
sử dụng kháng sinh không đúng liều, sai loại thuốc hay lạm dụng thuốc ở các hộ
nuôi đang là phổ biến, vì vậy xảy ra hiện tượng kháng kháng sinh. Hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh trong
nuôi trồng thủy sản đã và đang diễn ra ở thực tế và cũng là vấn đề nghiệm trọng
trong hoạt động nuôi trồng thủy sản (Vaseeharan et al.,
2005), là mối nguy tiềm ẩn tác động đến môi trường tăng khả năng chuyển gen kháng lên mầm bệnh của con
người và động vật trên cạn (Van Boeckel et al. 2014).
Quỳnh Lưu là một
trong 3 huyện có nghề nuôi tôm phát triển nhất tỉnh Nghệ An. Hiện nay các hộ
nuôi tôm trên địa bàn, 100% đã lựa chọn tôm chân trắng là vật nuôi chính, các hộ
nuôi này bao gồm chuyển đổi từ đầm nuôi tôm sú, diện tích đất nông nghiệp và đất
làm muối kém hiệu quả, đây được xác định là một trong những hướng chuyển đổi
nghề mang lại hiệu quả tại địa phương (Cường, 2010). Tuy nhiên, thực tế nghề nuôi tôm đang bộc lộ nhiều tồn tại, không
đúng quy trình kỹ thuật và đặc biệt hạn chế về hiểu biết sử dụng thuốc kháng
sinh trong suốt quá trình nuôi tôm (Agroviet, 2012).
Chính vì những vấn đề nêu
trên, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tính kháng kháng sinh của V.parahaemolyticus phân lập được trên
tôm bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) đối với một số loại thuốc sử dụng phổ biến
trong nuôi trồng thủy sản, cũng như hiểu thêm về hiện trạng sử dụng thuốc kháng
sinh tại vùng nuôi tôm Quỳnh Lưu - Nghệ an.
File đính kèm: so_42016_truong_thi_my_hanh_pham_thi_yen_htmle.pdf