Để chống lại sự xâm nhập, phát triển và tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút và một số loại sinh vật ký sinh gây bệnh ở người và động vật, từ xa xưa đến ngày nay chúng ta đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng vi rút và kháng siêu vi gây sốt rét, . . ..

Hiện nay tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn và nhiều bệnh không còn dễ dàng được chữa khỏi, dẫn đến điều trị kéo dài, tốn kém và nguy cơ tử vong cao cho bệnh nhân, thậm chí đã xuất hiện những loại vi khuẩn mà không loại thuốc nào có thể chống lại nó.

Sở dĩ có các hiện tượng trên là do các vi khuẩn, virut, sinh vật ký sinh ở người và động vật “nhờn” với các loại thuốc là do chúng đã “kháng với các loại thuốc” hay còn gọi là “kháng thuốc” hay “kháng khuẩn”.  Hiện tượng kháng khuẩn là một vấn đề không mới nhưng đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn đói với cuộc sống của con người và các vật nuôi.

 

 

 

            Kháng khuẩn hay kháng thuốc là gì?

Kháng khuẩn hay kháng thuốc là khả năng tự chống lại các loại thuốc kháng sinh, kháng vi rút và kháng siêu vi gây sốt rét... vốn có nhiệm vụ tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút và một số loại sinh vật ký sinh của các vi khuẩn, virut, sinh vật ký sinh, . . .. Kết quả là việc sử các loại thuốc kháng sinh, kháng vi rút và kháng siêu vi gây sốt rét, . . . để  phòng, trị bệnh trở nên kém hiệu quả, viêm nhiễm không dứt và có thể lan sang các bộ phận khác trong cơ thể hay lây lan trong cộng đồng.

Kháng thuốc là vấn đề toàn cầu

Trong nhiều năm qua, việc sử dụng các loại các loại thuốc kháng sinh, kháng vi rút và kháng siêu vi gây sốt rét, . . . sai mục đích, sai quy đinh, sai tiêu chuẩn đã làm tăng số lượng và các loại sinh vật kháng thuốc. Do vậy, rất nhiều loại bệnh viêm nhiễm có thể sẽ mất kiểm soát vào một ngày nào đó.

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu ở 19 bệnh viện ở Hà Nội, TP. HCM và Hải Phòng trong 2 năm (2009-2010) về tình trạng kháng thuốc kháng sinh, có 4 chủng vi khuẩn thường gặp kháng kháng sinh là Acinetobacter spp, Pseudomonas spp, E. coli, Klebsiella. Hầu hết các kháng sinh thông thường như: penicillin, tetracycline, streptomycine… hay như kháng sinh Cephalosporn thế hệ thứ 3 đều đã xuất hiện các khuẩn kháng thuốc.

Sự kháng thuốc cao đặc biệt ở nhóm thuốc Cephalosporin thế hệ 3, 4 với tỷ lệ kháng từ 66-83%, tiếp theo là nhóm kháng sinh Aminosid và Fluoroquinolon tỷ lệ kháng xấp xỉ trên 60%. Tỷ lệ kháng imipenem năm 2009 là 35%, tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ này năm 2006 (18,4%).

Trong điều tra về các bệnh tật cụ thể như lao, một khảo sát nghiên cứu cho thấy khoảng 3% số ca sốt rét P. falciparum kháng các liệu pháp kết hợp Artemisinin ở các tỉnh như Quảng Trị, Gia Lai và Đắc Nông. Hậu quả là có khoảng 5.900 ca nhiễm lao đa kháng thuốc, gây 1.800 ca tử vong mỗi năm.

Chương trình Giám sát sự lây lan của HIV kháng thuốc tại TP. HCM năm 2008 đã ghi nhận khoảng 5-15% số người đã kháng lại các loại thuốc kháng vi rút, thậm chí trước khi bắt đầu phác đồ điều trị, . . ..

Đó là những nguyên nhân chính khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.

Ngày nay khi mà con người chúng ta ngày càng phát triển du lịch và thương mại toàn cầu với tốc độ ngày càng tăng cao, tình trạng kháng khuẩn sẽ lây lan khắp thế giới chứ không bó hẹp trong bất cứ một khu vực hay quốc gia nào.

Nguyên nhân nào gây ra kháng thuốc?

Kháng thuốc là một hiện tượng tiến hóa tự nhiên của các sinh vật. Khi vi khuẩn, virut, sinh vật ký sinh, . . . tiếp xúc với các chất có khả năng tiêu diệt chúng, những sinh vật "may mắn" sống sót sẽ tự tạo ra những cơ chế tự vệ để tránh sự tấn công, tiêu diệt của các chất này trong những lần sau và khi 2 cơ thể sống sót kết hợp, chúng sẽ tạo ra những thế hệ sau có khả năng kháng lại các thuốc đã được sử dụng để tiêu diệt chúng.

“Sự phát triển khả năng kháng thuốc của vi khuẩn là một quá trình tự nhiên sớm muộn cũng sẽ xảy ra với mọi loại thuốc. Thế nhưng, quá trình này ngày càng xảy ra nhanh hơn và được củng cố bởi chính sự lạm dụng một cách bừa bãi của con người, coi kháng sinh là “thần dược” với tất cả các loại bệnh nhiễm trùng, sử dụng kéo dài, . . .”.

Chính con người chúng ta đã tạo ra khả năng đó của các sinh vật, là do chúng ta đã:

“Chính trình độ của thầy thuốc cùng với việc kê đơn theo ngẫu hứng và “lòng tham vô đáy” của những người bán thuốc là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thực trạng trên”. Theo một báo cáo mới đây của Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) về kết quả khảo sát tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội, số thuốc được kê trung bình một đơn là 7,06 loại, nhiều đơn có tới 10-20 loại. Đáng chú ý, kháng sinh được sử dụng ở rất nhiều đơn thuốc, có khoa thuốc kháng sinh được sử dụng ở 100% bệnh nhân.

Sử dụng thuốc không phù hợp: Sử dụng thuốc không đúng bệnh sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Cả việc sử dụng quá liều, không đủ liều và dùng sai mục đích đều góp phần gây ra tình trạng này. Vậy nên việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân về việc dùng đúng liều và đúng thuốc đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa các bác sĩ, dược sĩ, người bào chế và ngành công nghiệp thuốc, cộng đồng và cả các nhà quản lý.

Sản xuất ra và sử dụng các thuốc chất lượng  kém: Hầu hết các hệ thống kiểm định chất lượng thuốc đều yếu vì thế dẫn tới tình trạng nhiều thuốc kém chất lượng sản xuất ra vẫn đến tay người sử dụng. Những loại thuốc kém chất lượng này chủ yếu là các loại kháng khuẩn, vì thế khiến cho tình trạng lờn thuốc gia tăng. Ở một số nước nghèo, việc tiếp cận với các thuốc điều trị có thể chưa đầy đủ và thường tìm kiếm giải pháp thay thế là những loại thuốc có chất lượng kém hơn nhưng có giả rẻ hơn, phù hợp với túi tiền và khả năng chi trả của người bệnh hay người sản xuất chăn nuôi.

Các vật nuôi (gia súc, gia cầm, cá, tôm, . . .) sẽ bị kháng thuốc do thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong quá trình nuôi dưỡng và phòng ngừa bệnh tật cho gia cầm, gia súc không đúng chủng loại, không đúng mục đích, chất lượng kém, sai quy trình, . . .. Nguy hiểm hơn là những sinh vật gây bệnh đã kháng thuốc ở vật nuôi có thể lây sang người.

 Phòng ngừa và kiểm soát bệnh lây truyền kém: Việc kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh lây truyền kém có thể làm gia tăng tình trạng kháng thuốc ở các bệnh viêm nhiễm. Các bệnh nhân điều trị nội trú thường là một trong những nguồn dễ bị kháng thuốc nhất và chiếm tỉ lệ lớn, trở thành nguồn lây lan chính trong cộng đồng.

Hệ thống giám sát yếu: Hiện có một số mạng lưới có nhiệm vụ tập hợp và báo các dữ liệu liên quan đến tình trạng kháng thuốc. Ở một số nước thiếu những cơ sở để xác định chính xác các vi sinh vật kháng thuốc. Điều này làm suy yếu khả năng phát hiện các vi sinh vật kháng thuốc cũng như không có những hành động kịp thời.

Các công cụ mới chống kháng thuốc ngày càng cạn kiệt

Các loại thuốc kháng sinh đang mất dần tác dụng, trong khi đó sự phát triển các loại kháng sinh thế hệ mới lại ngày càng thu hẹp. Tương tự như vậy, những nghiên cứu mới về các cách chẩn đoán và vaxin phòng ngừa, kiểm soát các bệnh viêm nhiễm ngày càng ít đi. Nếu xu hướng này tiếp tục, các kho vũ khí để chống lại vi sinh vật gây bệnh sẽ sớm cạn kiệt.

Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh đang gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng. Khi có bệnh cần đi khám chứ không tự ý uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Khi uống cần tuân thủ 4 quy tắc: đúng chỉ định, liều lượng, thời gian và cách dùng.

 

Làm thế nào để giảm thiểu tốc độ phát triển của hiện tượng “kháng thuốc” của các sinh vật gây bệnh. Một trong những hành động quan trọng đó là cung cấp cho người dân những hiểu biết cơ bản để từ đó có ý thức và hành động cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng này. Các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất, các thầy thuốc và người sử dụng thuốc phải luôn tuân thủ nghiêm ngạt các tiêu chuẩn và quy định về sản xuất, sử dụng thuốc: Đúng chỉ định, đúng liều lượng, đúng thời gian và đúng cách dùng.

                                                                            

                                                                     Nguyễn Kim Đường