Vừng, Sesamum indicum L., là một trong những cây lấy dầu quan trọng sau cây đậu tương và cây lạc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Sharma và cộng sự., 1994). Nó được xem là “hoàng hậu” của cây có dầu thông qua ưu điểm tuyệt hảo của dầu từ hạt vừng (Falusi O.A. et al., 2001). Hàm lượng dầu bình quân trong hạy vừng đạt gần 50% và biến động từ 34,4 đến 59,8% (Ashri 1995). Cùng với những chất vi lượng quan trọng có trong dầu vừng, hạt vừng còn chứa hai hợp chất hữu cơ độc nhất vô nhị: sesamin và sesamolin. Cả hai chất này đều thuộc nhóm chất xơ có ích đặc biệt được gọi là lignan, và có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, chống cao huyết áp và tăng nguồn cung cấp vitamin E ở động vật. Sesamin cũng được biết là có khả năng bảo vệ gan khỏi tác hại ôxi hóa (Kato et al., 1998).

Ở Nghệ An, cây vừng được xem là 1 trong 10 cây trồng trọng điểm cần được nghiên cứu và phát triển. Cây vừng có một số đặc tính nông học quan trọng như phổ thích nghi rộng, chịu hạn rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển được trên đất nghèo dinh dưỡng, không cần đầu tư nhiều. Mặc dù, diện tích trồng vừng chỉ chiếm khoảng 7% tổng diện tích nhưng giá trị hàng năm vẫn chiếm tới 15% giá trị của toàn ngành Nông nghiệp (Phan Bùi Tân và cộng sự., 1996). Tuy nhiên, vừng là loại cây trồng có độ rủi ro cao, tập quán trồng vừng của nông dân là ít đầu tư phân bón, thâm canh, chăm sóc dẫn đến sản lượng thấp. Mặt khác, cây vừng lại bị đẩy vào trồng tại các vùng đất nghèo dinh dưỡng hơn nên sản lượng lại tiếp tục bị giảm sút, điều đó làm cho một số người đánh giá thấp vị trí của cây vừng là loại cây trồng không có tính kinh tế. Sau một thời gian dài nghiên cứu về chọn tạo giống vừng, Ashri (1995) đã đề xuất mô hình chọn tạo giống vừng nhằm đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế như sau:

Đặc điểm của hạt

            - Hạt lớn hoặc trung bình, hạt căng, hình dạng và màu sắc hạt thỏa màn nhu câu của thị trường, đặc biệt cho công nghiệp bánh kẹo.

            - Vỏ hạt giòn, dễ tách thông qua xát khô.

            - Thời gian ngủ nghỉ của hạt ngắn, thích hợp cho hệ thống cây trồng địa phương.

            - Hàm lượng dầu cao.

            - Hàm lượng lignan cao hơn để kéo dài sự sống của hạt.

Đặc điểm cây con

            - Nảy mầm nhanh, mạnh mẽ và sự vươn lên mạnh mẽ của trụ dưới lá mầm để đảm bảo cây con vươn lên khỏi mặt đất.

            - Sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu để lấn át cỏ dại.

            - Có khả năng nảy mầm và chống chịu được nhiệt độ thấp trong giai đoạn đầu sinh trưởng.

Đặc điểm của cây

* Rễ

            - Sinh trưởng nhanh.

            - Rễ đâm xuyên sâu với sự phân bố đều của hệ thống rễ cấp 2 để khai thác tối đa độ ẩm của đất.

* Lá.

            - Phiến lá trung bình hoặc lớn ở phía dưới và hẹp dần lên đến tận ngọn để đảm bảo sự xuyên qua tối đa của ánh sáng mặt trời.

            - Cuống lá ngắn.

            - Rụng lá sớm và rụng hoàn toàn lúc quả chín.

* Thân

            - Thân đơn nếu đầu vào là trung bình đến cao; hoặc dưới điều kiện đầu vào thấp, sự phân nhánh vừa phải ở những đốt thấp đảm bảo bù đắp mật độ cho những cây khuyết.

            - Lóng ngắn với sự điều chỉnh tương ứng với góc quả.

            - Chiều cao cây biến động theo điều kiện gieo trồng và thời vụ.

* Ra hoa

            - Bắt đầu ra hoa ở đốt cách mặt đất 20 - 30 cm để giảm thiểu sinh khối và thuận lợi cho quá trình thu hoạch.

            - Số hoa và quả/lá: 1 hoặc 3

* Quả

            - Quả được hình thành cách mặt đất 20 - 30 cm.

            - Quả có 4 ngăn để kích thước hạt lớn hơn.

            - Quả dài,

            - Số quả/lá: 1 hoặc 3

            - Góc quả thẳng đứng, sát với thân cây.

            - Quả đầy hạt, không có phôi chết

* Sự giữ hạt trong quả

            - Quả không mở để phù hợp với thu hoạch cơ giới hoặc phương pháp thu hoạch truyền thống.

Đặc điểm sinh lý

            - Phản ứng ánh sáng trung bình và nhiệt độ.

            - Cải tiến chỉ số thu hoạch,

            - Hoàn thành vòng đời sớm, trung bình hoặc muộn phụ thuộc vào đòi hỏi của địa phương.

            - Tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng trong các điều kiện canh tác khác nhau.

            - Chống chịu úng, hạn, mặn và một số điều kiện vô sinh khác.

            - Có tiềm năng cải tiến năng suất trong điều kiện đầu tư phân bón và nước tưới.

            - Tăng cường chất khô tự nhiên ở giai đoạn chín sinh lý.

Năng suất

            - Năng suất cao và ổn định dưới các điều kiện môi trường khác nhau.

            - Có số quả tối ưu trên đơn vị diện tích.

                                                                                                    

                                                                                            ThS. Nguyễn Tài Toàn