Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh và hầu như ngày nào chúng
ta cũng bắt gặp chúng, ở bất cứ đâu, mọi thời điểm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều
điều về những cậu bạn 6 chân này mà chúng ta chưa từng biết đến và dưới đây là
mười sự thật thú vị về chúng:
1. Là sinh vật thành công nhất quả đất: Cho đến hiện
tại, các nhà khoa học đã lập được danh sách khoảng 1,5 triệu loài sinh vật có
mặt trên Trái Đất trong đó côn trùng chiếm đến 2/3 theo báo cáo thường niên của
Viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tổng số loài trên Trái Đất theo ước
tính có thể lên đến gần 9 triệu loài và 90% được cho là thuộc về nhóm Insecta
hay côn trùng. Những lý do làm nên sự thành công của côn trùng bao gồm kích
thước nhỏ bé giúp dễ dàng ẩn nấp và giảm thiểu nhu cầu năng lượng; thức ăn đa
dạng, cả thức ăn tự nhiên lẫn nhân tạo; sở hữu bộ xương bảo vệ bên ngoài cứng
cáp; thường có cánh, giúp chúng có thể di chuyển đến những nơi an toàn, trú ẩn
và tìm bạn đời; và cuối cùng là khả năng sinh sản phi thường.
2. Bọ cánh cứng chiếm đa số
(Hình 1): Bọ cánh cứng thuộc bộ côn trùng Coleoptera và được biết đến
là nhóm sinh vật có sự đa dạng sinh học cao nhất với hơn 380.000 loài đã được
phát hiện tính đến hiện tại, chiếm 40% trên tổng số các loài côn trùng.
Hình 1. Bọ
kim cương Buprestidae (Ảnh:
Vittorio Costantini)
3. Trái Đất là hành tinh của kiến: Ngay khi đang
đọc những dòng này thì hẳn bạn cũng có thể bắt gặp một chú kiến đang bò ngang
tại nơi bạn ngồi. Điều đócho thấy kiến là loài côn trùng đông nhất trên quả
đất. Trong cuốn sách The Ants từng đạt giải Pulitzer năm 1990, 2 nhà sinh vật
học nổi tiếng Bert Holldobler và E. O. Wilson từng đưa ra ước tính rằng tại mọi
thời điểm, có khoảng 1 nghìn triệu triệu (1015) con kiến trên Trái
Đất. Nếu căn cứ theo dân số toàn cầu là 7,3 tỉ người thì mỗi người tương đương
với 1,4 triệu con kiến (Hình 2).
Hình 2. Kiến đỏ (Ảnh:
Mypestcontroltelford.co.uk)
4. Thở bằng lỗ: Côn trùng không thở bằng miệng hay mũi, chúng hít khí
oxy và nhả CO2 thông qua các lỗ thở (spiracle) (Hình 3) nằm trong lớp vỏ ngoài.
Những chiếc lỗ này thường nằm dọc bêntheo ngực và bụng của côn trùng. Kì lạ
hơn, hệ thống hô hấp của côn trùng không liên kết với hệ thống tuần hoàn như
con người hay nhiều loài động vật khác với phổi đóng vai trò trao đổi khí với
dòng máu. Thay vào đó, côn trùng sở hữu một mạng lưới ống khí gồm khí quản và
vi khí quản có chức năng phân phối oxy và vận chuyển CO2 ra khỏi mỗi tế bào
trong cơ thể.
Hình 3. Vị
trí lỗ thở trên sâu bướm Ấn Độ (Ảnh: Wikipedia)
5. Sinh vật thời tiền sử: Những hóa thạch côn trùng cổ xưa nhất ước
tính có tuổi thọ khoảng 400 triệu năm. Qua đó gợi ý rằng côn trùng là một trong
số những động vật đầu tiên chuyển dịch từ biển sang đất liền. Nói cách khác, côn
trùng có trước khủng long khoảng 170 triệu năm.
Hình 4. Ảnh: Harvardmagazine.com
6. Những con quái vật và những kẻ tí hon: Loài côn
trùng nặng cân nhất được tìm thấy ngày nay là một loài dế khổng lồ tại New
Zealand (Hình 5), trọng lượng của chúng có thể lên đến gần nửa kg. Nói về chiều
dài, loài bọ que nhiều chân có tên khoa học Phobaeticus chani đến nay vẫn giữ
kỷ lục về loài côn trùng dài nhất thế giới. Đây là một loài côn trùng bản địa
trên đảo Borneo và nó có thể đạt chiều dài khi kéo dãn hết các chân đến 66 cm.
Vậy đâu là loài côn trùng nhỏ nhất? Danh hiệu này thuộc về một loài ruồi cánh
tiên đến từ Costa Rica, tên khoa học là Dicopomorpha echmepterygis.Nó có chiều
dài chỉ 0,014 cm.
Hình 5. Dế Giant Weta của New
Zealand(Ảnh: Pactalom.biz)
7. Côn trùng có rất nhiều mắt nhưng không phải mỗi mắt là một mắt: Một đặc điểm
nổi bật của côn trùng là mắt kép, nó bao gồm rất nhiều đơn vị thị giác gọi là
mắt con. Vẫn có một quan niệm cho rằng mỗi đơn vị thị giác đóng vai trò là một
con mắt riêng biệt và mỗi con có thể cảm nhận được toàn bộ vùng quan sát. Tuy nhiên,
trên thực tế mỗi mắt con lại đóng vai trò như một điểm ảnh nhiều hơn và cùng
nhau chúng tạo thành một hình ảnh khảm. Chuồn chuồn thường được xem là loài côn
trùng có bộ mắt kép ấn tượng nhất với số lượng mắt con theo nghiên cứu lên đến
30.000 đơn vị trên mỗi nửa cầu mắt (Hình 6). Những mắt con này mang lại trường
quan sát gần 360 độ, giúp chuồn chuồn có thể dễ dàng phát hiện mối nguy hiểm
cũng như con mồi đang bay trên trời.
Hình 6. Mắt kép chuồn chuồn(Ảnh:
Warrenphotographic.co.uk)
8. Bay rất nhanh: Jerry Butler - giáo sư danh dự của khoa
nghiên cứu côn trùng thuộc đại học
Florida từng thí nghiệm tốc độ bay của một cá thể đực của loài mòng Hybomitra hinei Wrighti (Hình 7) so với
một viên đạn bắn ra từ súng trường. Kết quả đo được cho thấy loài mòng nhỏ bé
có thể bay ở vận tốc khoảng 145 km/h - một kỷ lục về tốc độ đối với côn trùng.
Hình 7. Mòng Hybomitra hinei Wrighti(Ảnh: Wikipedia)
9.Đẻ rất nhiều: Nói đến chuyện sinh sản, loài mối tiếp tục
nắm giữ vị trí đầu bảng. Những con mối chúa có thể đẻ từ 6000 đến 7000 trứng
chỉ trong 1 ngày. Các nhà nghiên cứu côn trùng đã từng nghiên cứu một cá thể
mối chúa thuộc loài Macrotermes
hellicosus sống tại châu Phí và Đông Nam Á, mỗi 2 giây nó có thể đẻ một quả
trứng và mỗi ngày cho ra đời khoảng 43.000 trứng, đẻ liên tục không nghỉ.
Hình 8. Trứng mối (Ảnh:
Alexanderwild.com)
10. Và khỏe như … bọ ăn phân: Vào năm 2010, các nhà khoa học đã kết
luận rằng những con bọ khỏe nhất trong thế giới côn trùng đến từ chi Onthophagus, chúng gồm bọ sừng ăn phân,
bọ ăn phân đầu bò và bọ hung taurus. Với tập tính vê phân thành cục tròn làm
nguồn thức ăn, những con bọ thuộc chi này có thể đẩy những cục phân có khối
lượng gấp 1141 lần so với trọng lượng cơ thể. Thử tưởng tượng nếu bạn nặng 70
kg, bạn có thể đẩy được một vật nặng đến gần 80 tấn.
Hình 9. Bọ hung ăn phân(Ảnh: Simplydiscus.com)
Bức
ảnh "True love" về một đôi bọ que Necroscia sparaxes đang ôm chặt lấy
nhau.
Ngọc Lam sưu tầm (Theo: LiveScience)