Hồ Thị Nhung, Nguyễn Linh Trang,
Hồ Thị Phương Thảo, Hà Văn Ngát, Phạm Thị Chung, Lô Thị Hoài
Viện Nông nghiệp
và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh
TÓM TẮT
Hiện nay việc nuôi trồng nấm sò
đang được phát triển tại Nghệ An. Bệnh hại trên nấm sò là một trong các nguyên
nhân chính làm giảm năng suất. Có 3 loài bệnh hại phổ biến trên nấm sò trắng tại
các trang trại trồng nấm của Nghệ An là bệnh mốc đen (Aspergiluss sp.), bệnh mốc
xanh (Trichoderma sp.), bệnh mốc cam (Neurospora sp.). Trong đó, loài nấm mốc
xanh gây hại phổ biến nhất. Nấm mốc xanh (Trichoderma sp.) gây hại nặng nhất
vào giai đoạn mới cấy giống nấm sò trắng làm tơ nấm phát triển kém dần; giai đoạn
tơ nấm sò trắng đã phủ kín nửa bịch phôi và kín hoàn toàn bịch phôi làm giảm
nhiều đến năng suất; giai đoạn bịch phôi nấm sò đã ra quả thể, nấm mốc xanh ít ảnh
hưởng hơn.Phòng trừ nấm mốc xanh (Trichoderma sp.) bằng nước vôi có
hiệu quả trên bịch phôi nấm sò trắng giai đoạn tơ nấm đã phủ kín nửa bịch phôi
(dùng nước vôi 15%) và giai đoạn tơ nấm phủ kín bịch phôi (dùng nước vôi 10%).
Key words: Nước vôi, Pleurotus ostreatus, Trichoderma sp.
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới đã xác định được ít nhất 14.000
loài nấm lớn (Trịnh Tam Kiệt, 2013), trong số đó có khoảng 2000 loài nấm có thể
ăn và dùng làm thuốc. Nấm ăn và nấm dược liệu là một trong 09 sản
phẩm quốc gia được ưu tiên phát triển giai đoạn 2012 – 2020 (Quyết định số 439/QĐ-TTg
ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Nấm sò (Pleurotus
spp.) có khả năng thích ứng rộng với nhiều điều kiện sinh thái, dinh dưỡng khác
nhau nên được trồng phổ biến và có giá trị kinh tế trên toàn thế giới (Hassan et al., 2010). Ở Việt Nam nấm sò là một trong năm
loại nấm được phát triển hàng hóa với sản lượng lớn (Báo
cáo của Cục trồng trọt tại Hội nghị phát triển nấm các tỉnh phía Bắc, Đồ Sơn -
Hải Phòng 22/9/2011). Nấm sò (Pleurotus spp.) có nhiều giá trị dinh dưỡng (Mkhatshwa, 2002)
và dược học (Gunde et al., 1995, Wang et al., 2000, Wasser, 2002) tốt cho con người.
Hiện nay việc nuôi trồng nấm nói chung và nấm sò nói riêng đang được
đẩy mạnh ở các địa phương trong cả nước trong đó có Nghệ An. Phong trào trồng
nấm sò đang được nhân rộng tại các xã Yên Thành, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Diễn Châu,
trang trại tại thành phố Vinh và lân cận. Quy mô trang trại nấm sò tại Nghệ An từ
1 nghìn đến trên 2 vạn bịch nấm trong một vụ trồng với giống nấm sò trắng (Pleurotus ostreatus) đang được trồng phổ biến.
Việc trồng nấm sò thường bị các loài bệnh hại tấn công làm giảm năng
suất, đặc biệt là bệnh mốc xanh gây hại rất phổ biến trong các trang trại nấm.
Để góp phần hạn chế các bệnh hại trên nấm
sò, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phòng trừ bệnh mốc xanh do nấm Trichoderma sp. hại nấm sò trắng (Pleurotus ostreatus) bằng nước vôi”.
Phương pháp nghiên cứu sự
gây hại của nấm mốc xanh với
nấm sò trắng
Bố trí 4 thí nghiệm ứng với 4 giai đoạn sinh trưởng
của nấm sò trắng: giai đoạn mới cấy nấm sò, giai đoạn tơ nấm sò phủ kín nửa bịch
phôi, giai đoạn tơ nấm sò đã phủ kín bịch phôi và giai đoạn nấm sò ra quả thể.
Mỗi thí nghiệm được bố trí gồm 2 công thức, mỗi công thức 30 bịch
phôi nấm sò sạch bệnh ứng với mỗi giai đoạn trên, lặp lại 3 lần.
CT1: Bịch phôi mới cấy nấm sò/bịch phôi có tơ nấm sò đã phủ
kín nửa bịch/bịch phôi có tơ nấm sò đã phủ kín bịch/bịch phôi nấm sò đang ra quả
thể sạch bệnh
CT2: Bịch phôi mới cấy nấm sò/bịch
phôi có tơ nấm sò đã phủ kín nửa bịch/bịch phôi có tơ nấm sò đã phủ kín bịch/bịch
phôi nấm sò đang ra quả thể + nhiễm nấm mốc xanh
Chỉ tiêu theo dõi: Tốc độ
lan tơ nấm sò trắng trong bịch phôi; ngày xuất hiện mốc xanh trong bịch phôi;
ngày nấm mốc xanh “ăn” hết tơ nấm sò trắng, ngày xuất hiện quả thể; năng suất
trung bình của mỗi bịch phôi sau các trà thu nấm trong thời gian 2 tháng.
Phương
pháp nghiên cứu biện pháp phòng trừ nấm mốc
xanh hại nấm sò trắng bằng nước vôi
- Bố trí 3 thí nghiệm ứng với 3 giai
đoạn sinh trưởng của nấm sò trắng: giai đoạn mới cấy nấm sò, giai đoạn tơ nấm
sò phủ kín nửa bịch phôi, giai đoạn tơ nấm sò đã phủ kín bịch phôi. Mỗi thí
nghiệm được bố trí gồm 5 công thức xử lý nước vôi, mỗi công thức 30 bịch phôi nấm
sò sạch bệnh ứng với mỗi giai đoạn trên, lặp lại 3 lần.
CT1: Bịch phôi mới
cấy nấm sò/bịch phôi có tơ nấm sò đã phủ kín nửa bịch/bịch phôi có tơ nấm sò đã
phủ kín bịch sạch bệnh
CT2 (Đối chứng): Bịch phôi mới cấy nấm
sò/bịch phôi có tơ nấm sò đã phủ kín nửa bịch/bịch phôi có tơ nấm sò đã phủ kín
bịch + nhiễm nấm mốc xanh
CT3: Bịch phôi mới cấy nấm sò/bịch
phôi có tơ nấm sò đã phủ kín nửa bịch/bịch phôi có tơ nấm sò đã phủ kín bịch +
nhiễm nấm mốc xanh + nước vôi 5%
CT4: Bịch phôi mới cấy nấm sò/bịch
phôi có tơ nấm sò đã phủ kín nửa bịch/bịch phôi có tơ nấm sò đã phủ kín bịch +
nhiễm nấm mốc xanh + nước vôi 10%
CT5: Bịch phôi mới cấy nấm sò/bịch
phôi có tơ nấm sò đã phủ kín nửa bịch/bịch phôi có tơ nấm sò đã phủ kín bịch +
nhiễm nấm mốc xanh + nước vôi 15%
Chỉ tiêu theo dõi: Tốc độ lan tơ nấm
sò trắng trong bịch phôi; ngày xuất hiện mốc xanh trong bịch phôi; ngày nấm mốc
xanh “ăn” hết tơ nấm sò trắng, ngày xuất hiện quả thể nấm sò trắng; năng suất
trung bình của mỗi bịch phôi sau các trà thu nấm trong thời gian 2 tháng và hiệu quả sử dụng nước vôi.
2.3. Công thức sử dụng và xử lý số liệu
Đánh giá hiệu quả của biện pháp sử dụng nước vôi phòng trừ nấm mốc xanh
hại nấm sò áp dụng công thức Abbott:
HQ (%) = (C- T).100/C
Trong đó: HQ (%): Hiệu quả của nước vôi, C: Số bịch phôi
nhiễm nấm mốc xanh công thức đối chứng; T: Số bịch phôi nhiễm nấm mốc xanh công thức xử
lý vôi.
TT
|
Tên bệnh hại
|
Tên loài được định danh
|
Mức độ phổ biến
|
1
|
Mốc xanh
|
Trichoderma sp.
|
+++
|
2
|
Mốc đen
|
Aspergillus sp.
|
++
|
3
|
Mốc cam
|
Neurospora sp.
|
++
|
Ghi chú: + ít phổ biến(0-25%); ++ phổ biến(25-50%); +++ rất
phổ biến(hơn 50%)
|
Bảng
2. Sự gây hại của nấm
mốc xanh đối với nấm sò
trắng ở các giai đoạn
sinh trưởng khác nhau trên bịch phôi sau 3 tháng theo dõi
Nhiễm nấm mốc xanh vào các giai đoạn
|
Tiêu chí đánh giá
|
Công thức
|
Đối chứng
|
Lây nhiễm nấm mốc
xanh
|
Mới cấy
nấm sò
|
Ngày tơ nấm sò trắng phát triển kín bịch
phôi
|
25 ngày
|
-
|
Ngày xuất hiện nấm mốc xanh trên bịch
phôi
|
-
|
16 - 18 ngày
|
Ngày mốc xanh “ăn” hết tơ nấm sò
|
-
|
20 - 22 ngày
|
Tơ nấm sò
đã phủ kín
nửa bịch phôi
|
Ngày tơ nấm sò trắng phát triển kín bịch
phôi
|
14 ngày
|
15 ngày
|
Ngày xuất hiện nấm mốc xanh trên bịch
phôi
|
-
|
-
|
Ngày xuất hiện quả thể
|
21 ngày
|
22 ngày
|
Năng suất trung bình/bịch phôi
|
610 g
|
320 g
|
Tơ nấm sò
đã phủ kín
bịch phôi
|
Ngày xuất hiện nấm mốc xanh trên bịch
phôi
|
-
|
-
|
Ngày xuất hiện quả thể
|
7 ngày
|
7 ngày
|
Năng suất trung bình/bịch phôi
|
620 g
|
410 g
|
Bịch phôi nấm sò đang ra quả thể
|
Ngày xuất hiện nấm mốc xanh trên bịch
phôi
|
-
|
-
|
Năng suất trung bình/bịch phôi
|
610 g
|
530 g
|
3.3. Nghiên
cứu biện
pháp phòng trừ nấm mốc xanh hại nấm sò trắng bằng nước vôi
Theo kết quả của bảng 2 cho thấy giai đoạn bịch
phôi ươm tơ: mới cấy nấm sò, nấm sò đã phát triển phủ kín nửa bịch và kín bịch
phôi là những giai đoạn bị ảnh hưởng nặng bởi nấm mốc xanh. Vì vậy, dùng nước
vôi với các nồng độ khác nhau để phòng trừ nấm mốc xanh gây hại trong những
giai đoạn sinh trưởng này. Kết quả thu được theo bảng 3, bảng 4 và bảng 5 dưới
đây.
Theo bảng
3 xử lí nước vôi ở các mức nồng độ 5%, 10%, 15% trên bịch phôi nấm sò ở giai đoạn
mới cấy (CT3, CT4, CT5) cho kết quả phòng trừ nấm mốc xanh không cao, hiệu quả
chỉ đạt từ 8,89% đến 37,78%, nấm mốc xanh vẫn xuất hiện và lấn át tơ của nấm sò
trắng ở tất cả các công thức. Mặc dù khi xử lí ở mức nồng độ nước vôi 15% (CT5)
thì thời gian nấm mốc xanh xuất hiện và “ăn” hết tơ nấm sò chậm hơn so với các
công thức khác. Đối với giai đoạn mới cấy thì xử lí nước vôi 5%, 10%, 15% để trừ
nấm mốc xanh là không hiệu quả.
Bảng 3. Khả năng phòng trừ nấm
mốc xanh của nước vôi
giai đoạn mới cấy nấm sò vào bịch phôi sau 30 ngày theo dõi
CT
|
Ngày xuất hiện mốc xanh (ngày)
|
Ngày mốc xanh ”ăn” hết tơ (ngày)
|
Tỷ lệ bịch phôi nhiễm mốc xanh (%)
|
Hiệu quả phòng
trừ (%)
|
|
|
CT1
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
CT2
|
16,2
|
20,2
|
100
|
-
|
|
CT3
|
16,1
|
20,1
|
91,1
|
8,89c
|
|
CT4
|
19,3
|
24,3
|
74,4
|
25,56b
|
|
CT5
|
21,1
|
27,1
|
62,2
|
37,78a
|
|
CV%
|
|
|
|
12,7
|
|
LSD0,05%
|
|
|
|
4,6
|
|
Trên bịch phôi nấm sò ở giai đoạn tơ phủ
kín nửa bịch, xử lí nước vôi 5%, 10% và 15% (CT3, CT4, CT5) để giảm sử gây hại
của nấm mốc xanh và giúp năng suất tăng hơn so với bịch phôi nấm bị nhiễm mốc
xanh mà không được xử lý (CT2) từ 30,54% đến 71,06%. Xử lí nước vôi 15% đạt hiệu quả tăng năng suất nấm sò cao
hơn so với các mức nồng độ còn lại, tuy nhiên chưa hoàn toàn kiểm soát được nấm
bệnh mốc xanh nên năng suất vẫn thấp hơn so với công thức bịch nấm sò hoàn toàn
sạch bệnh (CT1) là 6,67% (bảng 4).
Bảng 4. Khả năng phòng trừ nấm mốc xanh của nước vôi
giai đoạn tơ nấm sò đã phủ kín nửa bịch phôi sau 70 ngày theo dõi
CT
|
Ngày kín bịch
(ngày)
|
Ngày xuất hiện quả thể (ngày)
|
Năng suất
trung bình/bịch phôi (gram)
|
Năng suất
so với bịch phôi nhiễm mốc xanh (%)
|
Năng suất so với bịch phôi sạch bệnh (%)
|
CT1
|
13,7
|
21
|
570a
|
-
|
|
CT2
|
16,6
|
22
|
311e
|
-
|
|
CT3
|
14,1
|
21
|
406d
|
30,54
|
-28,77
|
CT4
|
14,0
|
21
|
503c
|
61,73
|
-11,75
|
CT5
|
14,1
|
21
|
532b
|
71,06
|
-6,67
|
CV%
|
|
|
3,1
|
|
|
LSD0,05%
|
|
|
26,84
|
|
|
Kết quả bảng 5 cho thấy bịch phôi nấm vào
giai đoạn có tơ nấm sò trắng đã phủ kín bịch nên tơ nấm đã đủ mạnh và cộng với
khả năng ức chế nấm mốc xanh của nước vôi các nồng độ 5%, 10% và 15% nên năng
suất nấm sò trắng trung bình trên mỗi bịch phôi đã được xử lý nước vôi tăng từ
37,62 – 45,87% so với bịch phôi nấm sò bị nhiễm nấm mốc xanh vào giai đoạn tơ nấm
phủ kín bịch mà không được xử lý nước vôi (CT2). Xử lý nước vôi nồng độ 10% và
15% có hiệu quả tăng năng suất thực tế thấp hơn từ 2,12 – 2,93% so với bịch
phôi sạch bệnh (CT1), tuy nhiên không sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê
so với bịch phôi nấm hoàn toàn sạch bệnh.
Bảng 5. Khả năng phòng trừ nấm
mốc xanh của nước vôi
giai đoạn tơ nấm sò đã phủ kín bịch phôi sau 45 ngày theo dõi
CT
|
Ngày xuất hiện quả thể
(ngày)
|
Năng suất trung bình/bịch
phôi (gram)
|
Năng suất
so với bịch phôi nhiễm mốc xanh (%)
|
Năng suất so với bịch
phôi sạch bệnh (%)
|
CT1
|
7
|
614a
|
-
|
-
|
CT2
|
7
|
412c
|
-
|
-
|
CT3
|
7
|
567b
|
37,62
|
-7,65
|
CT4
|
7
|
596a
|
44,66
|
-2,93
|
CT5
|
7
|
601a
|
45,87
|
-2,12
|
CV%
|
|
2,2
|
|
|
LSD0,05%
|
|
24,2
|
|
|
VI. KẾT LUẬN
Thành phần bệnh hại phổ biến trên nấm
sò trắng tại các trang trại tại Nghệ An gồm bệnh mốc đen (Aspergiluss sp.), bệnh mốc xanh (Trichoderma sp.), bệnh mốc cam (Neurospora
sp.). Trong đó, bệnh mốc xanh do nấm Trichoderma
sp. gây hại phổ biến nhất.
Nấm mốc xanh (Trichoderma
sp.) gây hại nặng nhất vào giai
đoạn mới cấy giống nấm sò trắng làm tơ nấm phát triển kém dần; giai đoạn tơ nấm
sò trắng đã phủ kín nửa bịch phôi và kín hoàn toàn bịch phôi làm giảm nhiều đến
năng suất; giai đoạn bịch phôi nấm sò đã ra quả thể, nấm mốc xanh ít ảnh hưởng
hơn.
Phòng trừ nấm mốc
xanh (Trichoderma sp.) bằng nước vôi
có hiệu quả trên bịch phôi nấm sò trắng giai đoạn tơ nấm đã phủ kín nửa bịch
phôi (dùng nước vôi 15%) và giai đoạn tơ nấm phủ kín bịch phôi (dùng nước vôi
10%).
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
[1]
Trịnh Tam Kiệt (2013), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 3. Nhà xuất bản
Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.
[2]
Hassan,
F.R.H., Medany, G.M. and Hussein, S.D., (2010), Cultivation of the king oyster
mushroom (Pleurotus
eryngii) in
Egypt. Australian
Journal of Basic and Applied Sciences, 4(1), pp. 99-105.
[3]
Mkhatshwa
(2002), Nutrient content and yield in
three flushes of oyster mushrooms (Pleurotus sajor caju and Pleurotus
Hk-35).
[4]
Gunde-Cimerman
N, Cimerman A. (1995). “Pleurotus fruiting
bodies contain the inhibitor of 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzyme A reductase-lovastatin.”. Exp
Mycol.
[5]
Wang, H.X and Ng, T.B., (2000),
Quinqueginsin, a novelprotein with anti-human immunodeficiency virus
antifungal, ribonuclease and cell-free translation inhibitory activities from
American ginsengroots. Biochem. Biophys. Res.Commun., 269: 155-159.
[6]
Wasser, S.P.,
(2002), Medicinal mushrooms as a source of antitumor and immuno modulating
polysaccharides (minireview). Appl.
Microbiol. Biotechnol., 60:
258-274.
Bài báo được đăng tại Hội thảo quốc gia bệnh hại thực
vật Việt Nam lần thứ 17, 7/2018 trang 135-141.