Năm 1869 người ta đã phát hiện ra ADN-gọi là axit nhân (axit nucleic), nhưng không rõ chức năng. Năm 1910 phân lập ra 2 nhóm: ADN. Năm 1924 phát hiện ra ADN và protein nằm trong NST. Năm 1928 Griffit; năm 1944 Oswald Avery, Colin Maclead, Maclyn Mc Carti chứng minh ADN là vật chất di truyền.

 

Năm 1953 James Watson và Fransis Crik khám phá ra cấu trúc không gian 3 chiều của phân tử ADN???


 

Các nhà khoa học đã mất hơn 8 thập kỷ (1869-1953) để tìm ra cấu trúc không gian của phân tử ADN như thế nào????
Năm 1903, Walter Sutton lần đầu tiên đ­a ra giả thuyết “đặc tính di truyền do các nhiễm sắc thể hàm chứa và quyết định”.
Năm 1910, Thomas Morgan đã phục hồi giá trị và hợp thức hoá giả thuyết của Sutton. Qua nghiên cứu dòng họ các con ruồi dấm có mắt trắng, Morgan tìm ra gen gây ra sự biến dị đó. Năm 1933 Morgan đ­ược tặng giải th­ưởng Nobel và đ­ược xem như­ là cha đẻ của di truyền học hiện đại.
Thành phần hoá học nào tạo ra gen? Protein?
Năm 1944, Oswalt Avery (Canada-Viện Rockefeller) đã nghiên cứu đi đến kết luận gen chính là phân tử ADN.
Năm 1944, Erwin Schrodinger (áo)-nhà sáng lập vật lý l­ượng tử, viết cuốn “Sự sống là gì? Ý tưởng chính là “Tế bào sinh vật hàm chứa những thông tin về gen, nó quyết định sự tồn tại của sinh vật
James Watson (làm việc ở ĐH Chicago, Mỹ), bị thu hút bởi nội dung cuốn sách nên đã chuyển từ nghiên cứu về chim sang nghiên cứu về gen. Theo anh bí ẩn của hiện t­ượng di truyền nằm ngay trong cấu trúc của axit nucleic. Năm 23 tuổi Watson sang Đại học Cambridge (Anh) để nghiên cứu về tinh thể (nhờ tia X), cho phép nhìn thấy rõ phân tử trên cả 3 chiều.
Tại đây Watson gặp Francis Crick (lớn hơn anh 11 tuổi) cũng nghiên cứu về tinh thể. Trong phòng thí nghiệm có một đồng nghiệp nữ là Franklin Rosalind. Cô đã chụp được một tấm ảnh ADN, gợi lên hình dáng “cánh quạt kép” và viết tác phẩm “The Dark Lady ADN”, qua tác phẩm người ta được biết Rosalind là một chuyên gia về tinh thể học.
Một nhà tinh thể học cùng làm việc với Franklin Rosalind là Maurice Wilkirs, không hỏi ý kiến của Rooalind đã đ­ưa bức ảnh cho Watson và Crik xem.
Lúc đó, Watson và Crik đang nghiên cứu ADN theo hướng cánh quạt ba.  Sau khi xem bức ảnh do Rosalind chụp đ­ược, Watson và Crik đã sửa lại giả thuyết, hoàn tất công trình nghiên cứu rồi viết chung một bài ngắn về học thuyết của họ, tạp chí “Nature” công bố 25/4/1953. Năm tháng sau họ công bố một bài đầy đủ hơn và đ­ược cộng đồng các nhà khoa học nhận ra tầm quan trọng của khám phá này.
Sau đó, tại một Hội nghị khoa học, James Watson trình bày kết quả nghiên cứu và gây ấn t­ượng rất mạnh mẽ. Từ đó kỷ nguyên phân tử học trong sinh học bắt đầu. Với công trình này năm 1962, Watson và Crik được tặng giải thưởng Nobel.
Rosalind đã không phản bác lại Watson và Crik, như­ng công bố của họ đã làm cô phải thay đổi h­ướng nghiên cứu sang virut gây bệnh ở thuốc lá và qua đời 1955.
                                                                          Nguyễn Kim Đường
                                                         (Theo Tạp chí Giáo dục và Thời đại)