TS. Thái Thị Ngọc Lam
Khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh
Rau xanh là nhu cầu không thể
thiếu trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày của con người trên khắp hành tinh. Đặc biệt,
khi lương thực và thức ăn giàu đạm được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất
lượng rau ngày càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng
và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp cho chúng ta những dinh dưỡng cần thiết như
protein, axit hữu cơ, vitamin và các chất khoáng.
Ở Nghệ An, rau là cây trồng
chính của nhiều vùng như: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thành phố Vinh. Trong đó, xã
Hưng Đông là vùng sản xuất rau chuyên canh lớn lớn nhất tại thành phố Vinh.
Rau thập tự là nhóm rau có giá
trị dinh dưỡSng và đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy mà các lọai rau
này được rất nhiều người ưa thích và được trồng rộng rãi trong cả nước. Mặt
khác, chúng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, được trồng gối vụ liên tục
và thu hoạch rải rác từng đợt không tập trung, cùng với đặc điểm của nhóm rau
này có thân, lá mềm yếu và chứa nhiều chất dinh dưỡng kết hợp với điều kiện khí
hậu nóng ẩm của nước ta, rau họ hoa thập tự bị nhiều loại sâu phá hoại như sâu
tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm
chất rau (Lê Văn Trịnh, 1999) [4]. Trong tập đoàn sâu hại họ thâp tự thì sâu
xanh bướm trắng là loại dịch hại nguy hiểm nhất cho các vùng trồng rau ở Nghệ
An. Hàng năm chúng phát sinh từ 14-15 lứa, với mật độ cao (Thái Thị Ngọc Lam và
nnk., 2008) [1].
Để phòng trừ sâu hại họ HTT
nói chung và sâu xanh bướm trắng nói riêng, cho đến nay người nông dân chủ yếu
sử dụng biện pháp hóa học. Tại các vùng chuyên canh rau, thuốc bảo vệ thực vật
được sử dụng nhiều và liên tục đã gây tác hại nghiêm trọng như phá vỡ cân bằng
hệ sinh thái, tạo nên tính kháng thuốc của một số dịch hại ngày càng tăng ở hầu
hết các vùng trồng rau.
File đính kèm: tap_tinh_sau_xanh_buom_trang.pdf