Nguyễn Đình Vinh, Chu Chí Thiết, Nguyễn Quang Huy

- Khu vực Duyên hải miền Trung có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi tôm trên cát. Nếu khai thác đúng lợi thế, thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi, chịu đầu tư thì năng suất tôm đạt 20 - 40 tấn/ha không phải là vấn đề khó. Đặc biệt, với 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế vừa chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển thì việc đầu tư đối tượng nuôi này sẽ giảm bớt áp lực khai thác ven bờ, ổn định đời sống người dân.

- Các địa phương cần tiếp tục rà soát diện tích đất cát có thể quy hoạch phát triển nuôi tôm theo hướng không vi phạm đất rừng ven biển; vùng quy hoạch phải thuận lợi xây dựng thiết chế hạ tầng như điện, nước...; không xung đột quy hoạch sản xuất ngành khác hoặc đối tượng khác trong ngành.  “Đây là bước cực kỳ quan trọng, càng làm chi tiết, càng tập trung thì càng dễ thành công. Quan trọng nhất là các địa phương phải có quyết tâm, triển khai bài bản, không quy hoạch “chay” để đảm bảo đề án xây dựng áp dụng được vào thực tiễn”.

- Các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả trên diện tích đang canh tác; liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề về giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế biến, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tuyệt đối không để tình trạng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.

            - Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch các vùng nuôi, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động nuôi tôm trên cát. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc thú ý thủy sản nhằm nâng cao năng suất nuôi tôm đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm tôm thương phẩm từ hoạt động nuôi tôm trên cát ở khu vực Miền Trung.

Xem file đính kèm: thuc_trang_sx_tom_the.doc