Những
năm gần đây, người trồng cao su ở Nghệ An nói riêng lao đao về giá cả mủ quá thấp
khoảng 7-8 ngàn đồng/kg. Rất nhiều nhà vườn đã chuyển sang trồng những cây có
giá trị khác cam, chanh, bưởi…, còn những số còn lại không có khả năng đầu tư
hoặc trồng theo dự án thì đành để vậy nhưng hầu như là bỏ mặc cây tự sống không
chăm bón. Vì theo họ, nếu cạo mủ thì không đủ trả tiền công thuê nên người dân
không cạo mủ thường xuyên. Nhưng trong những tháng đầu năm 2017, tin vui cho
người dân giá mủ cao su tăng đến 12-13 ngàn đồng/kg và có xu hướng tăng lên nữa.
Tính
đến cuối năm 2016, diện tích cây cao su trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An là
11.365ha. Nhưng mới đây tại Quyết định 6665/QĐ-UBND, UBND tỉnh Nghệ
An đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là 17.000ha.
Để ổn
định diện tích cây cao su một cách bền vững theo quyết định mới, tỉnh Nghệ An
đã ban hành nhiều chính sách đầu tư khuyến khích cho người sản xuất, đồng thời
có nhiều chiến lược nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy chế biến sản phẩm theo
hướng hiện điện hóa công nghệ.
Về
diện tích trồng mới, đến năm 2020 là 5.635ha. Trong đó, Cty CP Đầu tư phát triển
cao su Nghệ An trồng 4.620ha, Cty Lâm nông nghiệp Sông Hiếu 932ha, Tổng đội
TNXP 4 trồng 50ha và Cty Cà phê - Cao su Nghệ An 33ha.
Theo
đó tỉnh sẽ ra quyết định thu hồi 74ha đất mía, 9ha đất cây hàng năm và 5.552ha
đất rừng sản xuất để giao cho các đơn vị trồng mới cây cao su.
Đối với công tác chế biến, đến
năm 2020 trên cơ sở các dây chuyền có sẵn, tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp các thiết bị
theo hướng hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó sẽ nâng cấp 2 dây
chuyền tại Sông Con và An Ngãi (vùng nguyên liệu tại huyện Tân Kỳ) đảm bảo chế
biến được 2.000 tấn mủ khô/năm; Nâng cấp 2 dây chuyên tại Xuân Thành và 3-2
(vùng nguyên liệu tại Quỳ Hợp, Quỳ Châu) đạt 2.000 tấn mủ khô/năm; Nâng cấp dây
chuyền chế biến tại Cty Cà phê cao su Nghệ An (vùng nguyên liệu TX Thái Hòa và
Nghĩa Đàn) đạt 3.000 tấn mủ khô/năm; Nâng cấp dây chuyền tại Cty 1-5 (vùng
nguyên liệu Nghĩa Đàn) đạt 1.500 tấn/năm; và đầu tư mới 2 nhà máy chế biến tại
Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An khi vùng nguyên liệu ở huyện Anh Sơn,
Thanh Chương đi vào khai thác kinh doanh, để đạt công suất chế biến 7.000 tấn mủ
khô/năm…
Từ
nay đến năm 2020 mỗi năm trồng mới hơn 1.100ha, nâng tổng số lên có
17.000ha, trong đó diện tích khai thác kinh doanh 11.000ha, dự kiến năng suất đạt
14 tạ mủ khô/ha và tổng sản lượng đạt 15.400 tấn.
Nguyễn Thị
Bích Thủy – Bộ môn KHCT (trích dẫn)