Hai nhà khoa học nữ trẻ Ngô Thị Mai Vi và Ngô Thị Hà, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh đã thành công trong việc sử dụng dịch chiết xuất từ củ tỏi để phòng trừ nấm gây bệnh héo rũ trên cây lạc một cách có hiệu quả, hạn chế được thiệt hại, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuấthoa học nữ trẻ Ngô Thị Mai Vi và Ngô Thị Hà, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Vinh đã thành công trong việc sử dụng dịch chiết xuất từ củ tỏi để phòng trừ nấm gây bệnh héo rũ trên cây lạc một cách có hiệu quả, hạn chế được thiệt hại, tiết
           Đề tài nghiên cứu khoa học “Sử dụng dịch chiết xuất từ tỏi trong phòng trừ nấm gây bệnh héo rũ hại lạc” đã được Hội đồng KHCN Trường Đại học Vinh nghiệm thu, đánh giá cao và khuyến cáo bà con nông dân các địa phương sản xuất lạc đưa vào áp dụng trong sản xuất.
Trao đổi với chúng tôi, Thạc sĩ Ngô Thị Mai Vi cho biết: Từ trước đến nay bệnh héo rũ trên cây lạc là một trong những dịch hại quan trọng gây nhiều tổn thất và khó khăn cho việc mở rộng diện tích loại cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng này ở nước ta nhưng vẫn chưa có thuốc đặc trị. Theo điều tra, bệnh héo rũ gốc mốc đen do nấm Aspergillus sp. và bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii tiềm ẩn ngay trên hạt giống hoặc tồn lưu trong đất xâm ngập, phát triển và gây hại trong suốt cả chu kỳ sống của cây trên đồng ruộng lẫn trong kho bảo quản, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hạt giống, đồng thời là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và vật nuôi.
Việc sử dụng các loại thuốc trừ nấm có nguồn gốc hóa học đều không đem lại hiệu quả cao nhưng lại gây nhiều tốn kém cho bà con nông dân. Với mục tiêu nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, an toàn và hiệu quả, nhóm nghiên cứu chọn sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo mộc là dịch chiết xuất từ tỏi để ức chế và ngăn ngừa sự xâm nhiễm, phát triển và gây hại của nấm bệnh trên cây lạc.
Các thí nghiệm trong phòng và kết quả các mô hình thử nghiệm trên đồng ruộng trong 2 năm 2008 và 2009 đều cho thấy: ngâm hạt giống trong dịch chiết xuất tỏi 10% trong 5 phút kết hợp phun nước dịch tỏi 10% khi cây mới mọc thì hiệu lực phòng bệnh héo rũ gốc mốc đen là 73,3%, bệnh héo rũ gốc mốc trắng là 54,5%, tỷ lệ cây bị bệnh khoảng 1,5-2%, trong khi không sử dụng dịch chiết tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 8-10%, cá biệt có ruộng lên tới trên 20% do nguồn bệnh tồn tại và tích lũy trong đất tạo áp lực về bệnh lớn cho vùng sản xuất.
Đánh giá kết quả mô hình trồng 1 sào (500m2) giống lạc L14 có áp dụng biện pháp xử lý dịch chiết xuất nước tỏi theo hướng dẫn, chị Nguyễn Thị Nhung ở xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho rằng: Lạc được ngâm trước bằng nước tỏi kết hợp phun thêm khi mới mọc hạn chế được héo rũ rất cao, cây sinh trưởng khỏe, cho nhiều củ, củ đều hơn, chất lượng hạt lạc tốt hơn. Sử dụng dịch chiết xuất từ củ tỏi vừa dễ làm, rẻ tiền, an toàn với người sản xuất và người sử dụng sản phẩm đồng thời đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với dùng thuốc hóa học như trước đây.
         Theo tính toán, nếu sử dụng 2kg tỏi tươi vừa ngâm và phun cho 1 sào lạc trong 1 vụ chỉ hết 15.000- 16.000 đồng mà tỷ lệ cây bị bệnh không đáng kể, năng suất lạc tăng từ 30- 35% (thu thêm 40-50kg lạc củ/sào) trong khi các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV phải chi tới trên 200.000 đồng mà tỷ lệ cây bị bệnh vẫn cao hơn nhiều, năng suất thu hoạch thấp hơn. Tính với giá 20.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi sào trồng lạc có sử dụng dịch tỏi để phòng trừ bệnh héo rũ có thể làm lợi cho nông dân tới hơn 1 triệu đồng.
        Theo khuyến cáo của Thạc sĩ Ngô Thị Mai Vi, khi thực hiện theo phương pháp này bà con cần chú ý và làm đúng một số điểm sau đây: (Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 47 ra ngày 8/3/2011)
                                                                                         Công Hào
                                                                         (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam)