Theo các chuyên gia, blockchain là công
nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở
rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và
được liên kết với các khối trước đó. Blockchain về cơ bản sẽ góp phần thay đổi
ngành nông nghiệp toàn cầu và cải thiện đáng kể khả năng của các công ty và cá
nhân trong việc theo dõi sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Thế nhưng, tại Việt Nam, ứng dụng
blockchain trong nông nghiệp là rất mới. Hiện, công nghệ cùng với đất đai, tuổi
thọ chính sách và liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân, vẫn là 4 nút
thắt căn bản trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Minh bạch thông tin sản
phẩm là điểm “yếu kém nhất” của nông sản Việt Nam. Nếu không áp dụng công nghệ
cao, sản phẩm củaViệt Nam rất “khó tiếp cận chuỗi giá trị cao”.
Ứng dụng công nghệ với giá 0 đồng
Công ty Cổ phần Lina Network, ngày 24.4,
đã đạt được thỏa thuận với ChokChai, Tập đoàn chăn nuôi bò sữa lớn nhất Đông
Nam Á, Tập đoàn S.A.P Siam Food và Tập đoàn AIM THAI, cho hợp tác ứng dụng công
nghệ Lina Supply Chain để minh bạch hóa nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nông
nghiệp bằng công nghệ Lina Supply chain. Nền tảng Lina được tối ưu hóa bằng
thiết kế Hybrid, giúp Lina Supply chain đảm bảo được việc theo dõi nguồn gốc
một sản phẩm trong thời gian thực, với 3 ưu điểm chính: khả năng hiển thị minh
bạch, khả năng tối ưu và truy xuất nguồn gốc. Dù vậy, khi ứng dụng công nghệ
này, theo ông Siwat Yeesunsang, Siam Food sẽ phải thay đổi toàn bộ thể chế của
Tập đoàn. Nhưng ông tin rằng, công nghệ Lina Supply Chain sẽ giúp Siam Food
tiết kiệm được khoản tài chính lớn từ chi phí hoạt động, chi phí quảng cáo,
đồng thời giúp Tập đoàn kết nối trực tiếp với khách hàng tốt hơn.
Một điểm dễ thấy, Thái Lan đang quan tâm
đến blockchain. Hầu hết các chính sách của Chính phủ Thái đều rất mở, hướng đến
việc sử dụng blockchain để giúp doanh nghiệp ngành nông nghiệp phát triển hơn
và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. Việc áp dụng công nghệ blockchain được kỳ
vọng phát triển rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp ở Thái Lan, nhờ khả năng
chuyển giao các tài sản có giá trị với độ tin cậy, tính minh bạch và bảo mật.
Giải quyết tất cả những nút thắt về công
nghệ, đặc biệt là chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp. Các doanh nghiệp lĩnh
vực nông nghiệp, thực phẩm và dược sẽ không phải đầu tư tài chính cho ứng dụng
công nghệ lockchain, tức là đầu tư ứng dụng công nghệ với giá 0 đồng. Và chỉ
phải chia lại một phần nhỏ cho Lina Network sau khi bán được hàng hóa”.
Việt Nam có điều kiện tri thức khá cao
về công nghệ thông tin, việc áp dụng công nghệ blockchain vào nông nghiệp là
không khó. Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ việc “chuẩn hóa khâu sản xuất” đang là
“cái khó nhất” đối với của doanh nghiệp Việt Nam. Hạn chế chính trong chuỗi giá
trị nông sản Việt Nam là khâu sản xuất, vấn đề đầu vào: sử dụng giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhưng quan ngại mọi chỉ số sẽ bị “phơi bày” nếu
doanh không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong suốt quá trình sản xuất. Công
nghệ blockchain có thể được sử dụng để mang lại kết quả tích cực nhưng việc sự
quản trị, giám sát sự phát triển của blockchain là cần thiết. Muốn vậy, Chính
phủ cần sớm tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản
lý các hoạt động liên quan đến blockchain.
Truy xuất nguồn gốc nhanh chóng
Tập đoàn bán lẻ Walmart đã thử nghiệm thành công hai dự án sử dụng
công nghệ blockchain để truy nguồn gốc của thịt heo ở Trung Quốc và xoài ở
Trung Mỹ. Trước khi sử dụng công nghệ blockchain, Walmart đã tiến hành một bài
kiểm tra truy xuất nguồn gốc một loại xoài được bán tại một trong các siêu thị
của Walmart. Kết quả là Walmart phải mất 6 ngày, 18 giờ và 26 phút để lần ra
nguồn gốc của xoài từ nông trại ban đầu, nơi chúng được thu hoạch.
Nhưng khi dựa vào công nghệ blockchain, Walmart có thể cung cấp
thông tin cho khách hàng tất cả thông tin về chuỗi cung ứng loại xoài đang bán
chỉ trong vòng 2,2 giây bằng cách quét mã QR (mã phản hồi nhanh) được dán trên
hộp xoài.
Khách hàng chỉ cần sử dụng thiết bị đọc mã QR để nắm bắt được
nguồn gốc của các lát xoài bán trong siêu thị của Walmart. Ảnh: Walmart
Do vậy, nếu loại xoài đang bán bị nhiễm khuẩn, Walmart sẽ nhanh
chóng truy ra được nó được trồng ở nông trại nào, khu vực nào. Sau đó, Walmart
sẽ xác minh xem có loại xoài đó bị nhiễm khuẩn từ nông trại đó hay trong quá
trình vận chuyển. Nếu nguồn gốc nhiễm khuẩn là từ một nông trại cụ thể nào đó,
thay vì thu hồi tất cả các loại xoài và đem đi tiêu hủy, Walmart chỉ cần thu
hồi loại xoài có nguồn gốc từ nông trại nơi để xảy ra nhiễm khuẩn. Các loại
xoài khác vẫn được duy trì trên kệ và điều này giúp tránh lãng phí thực phẩm
rất lớn và tiết kiệm chi phí thu hồi.
Một báo cáo của Viện Tiếp thị thực phẩm và Hiệp hội các nhà sản
xuất thực phẩm (Mỹ) cho biết, trung bình chi phí cho mỗi vụ thu hồi thực phẩm
tại Mỹ tốn khoảng 10 triệu đô la Mỹ, đó là chưa kể thiệt hại về thương hiệu và
doanh thu tiềm năng. Một số vụ thu hồi thực phẩm quy mô lớn có thể gây tốn kém
đến một tỉ đô la Mỹ chẳng hạn như vụ đậu phụng nhiễm khuẩn salmonella vào chết
9 người ở Mỹ vào năm 2008-2009 khiến hàng trăm công ty phải thu hồi sản phẩm bơ
đậu phụng, gây thiệt hại đến một tỉ đô la Mỹ.
Trong trường hợp dùng một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm
dễ dàng tiếp cận và kiểm tra có thể được xây dựng bằng công nghệ blockchain,
giúp giảm thời gian mà các công ty và các cơ quan quản lý cần để xác định nguồn
gốc của thực phẩm bị nhiễm khuẩn và nhanh chóng kiểm soát sự lây lan và hạn chế
số người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Ngăn ngừa gian lận thực phẩm
Một báo cáo của công ty kiểm toán PwC cho biết, các vụ gian lận
thực phẩm (kém chất lượng hoặc bị làm giả) gây thiệt hại cho ngành thực phẩm
toàn cầu khoảng 40 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Công nghệ blockchain có thể giúp ngăn
chặn các vụ gian lận thực phẩm bằng cách cung cấp cho khách hàng các thông minh
minh bạch về nguồn gốc thực phẩm.
Cuối tháng 4 vừa qua, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba (Trung
Quốc) và bốn đối tác bao gồm công ty bưu chính Australia Post, công ty thực
phẩm bổ sung Blackmores (Úc), công ty bưu chính New Zealand Post, hãng sữa
Fonterra và (New Zealand) đã giới thiệu một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực
phẩm bằng công nghệ blockchain, cho phép khách hàng nắm bắt chuỗi cung ứng các
thực phẩm bán trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba, qua đó, giúp
ngăn chặn hàng giả.
Hệ thống này sử dụng một cuốn sổ cái công khai để giúp truy xuất
nguồn gốc chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối nhằm nâng cao niềm tin của người tiêu
dùng và xây dựng một môi trường thương mại xuyên biên giới đáng tin cậy.
Với hệ thống này, các khách hàng mua các sản phẩm dầu cá của
Blackmores và các sản phẩm sữa thương hiệu Anchor của Fonterra trên nền tảng
thương mại điện tử Tmall Global của Alibaba có thể kiểm tra mọi quy trình trong
chuỗi cung ứng của các sản phẩm này bằng cách dùng điện thoại di động quét mã
QR được dán trên chúng. Alibaba cho biết sẽ áp dụng hệ thống truy xuất chuỗi
cung ứng thực phẩm này cho nhiều mặt hàng trong tương lai.
Giúp nông dân được thanh toán nhanh hơn
Khoảng 1,5 tỉ gia đình trên thế giới kiếm sống bằng nghề nông với
quy mô hoạt động nhỏ. Song một vấn đề mà mà nhiều nông dân gặp phải là sau khi
giao nông sản cho người mua, họ phải chờ nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng mới
được thanh toán. Điều này khiến cho cuộc sống của họ khó khăn hơn. Vì thế,
nhiều công ty đã phát triển các ứng dụng dựa trên nền tảng blockchain để cung
cấp dịch vụ chuyển tiền thanh toán ngang hàng gần như tức thời (thanh toán trực
tiếp, không thông qua bên thứ ba chẳng hạn như ngân hàng) giữa nông dân và
người bên mua nông sản.
Chẳng hạn, công ty khởi nghiệp AgriDigital (Úc) sử dụng một nền
tảng quản lý giao dịch hàng hóa một cách thống nhất đầu tiên trên thế giới,
giúp kết nối người nông dân, người mua hàng và các trung gian lưu trữ hàng hóa.
Nền tảng này hoạt động dựa trên nền tảng blockchain và điện toán đám mây, hỗ
trợ thanh toán ngay lập tức cho nông dân một khi nông sản của họ được xác nhận
đã chuyển vào kho và quyền sở hữu nông sản đó được chuyển sang người mua. Tiến
trình thanh toán này được thực hiện nhờ một hợp đồng thông minh của Agridigital
tự động đánh giá hàng hóa sẽ giao, xác minh người mua có đủ số tiền thanh toán,
nắm giữ số tiền cho nông dân trong thời gian hàng chờ giao và thanh toán cho
nông dân khi hàng được giao.
Vào năm 2016, AgriDigital đã thực hiện một giao dịch thanh toán
hàng hóa theo thời gian thực lần đầu tiên trên thế giới. Sử dụng nền tảng quản
lý giao dịch hàng hóa của AgriDigital, David Whillock, một nông dân trồng lúa
mì ở bang New South Wales (Úc), đã giao 23 tấn lúa mì cho công ty Fletcher
International Exports và ông được thanh toán sau khi giao hàng khoảng một tiếng
đồng hồ.
Cho đến nay, đã có hơn 1.300 khách hàng sử dụng nền tảng quản lý
giao dịch hàng hóa của AgriDigital và hơn 1,6 triệu tấn lương thực được giao
dịch qua nền tảng này. AgriDigital cũng đã giúp thanh toán 360 triệu đô la Úc
cho nông dân.
Nhiều thách thức
Những lợi ích to lớn mà công nghệ blockchain mang đến cho ngành
nông nghiệp là rất rõ ràng. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc chuyển đổi công nghệ nào
cũng vướng các thách thức và nhược điểm.
Để công nghệ blockchain được triển khai hiệu quả, đòi hỏi tất cả
các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm phải tiếp nhận công nghệ này
song không phải tất phải công ty trong chuỗi cung ứng đều thành thạo nó.
Yêu cầu đầu tiên là phải có đường truyền kết nối internet đáng tin
cậy. Song, đây không phải là sự lực chọn khả thi đối với nhiều nông dân sống ở
các khu vực nông thôn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đó là chưa kể
nhiều nông dân vẫn nghi ngờ công nghệ blockchain. Ngoài ra, các khác biệt trong
quản lý cũng có thể ngăn cản ứng dụng công nghệ blockchain giữa các công ty
thực phẩm và đồ uống quốc tế.
Dù công nghệ blockchain có thể ngăn ngừa gian lận, các giao dịch
số vẫn dễ bị tổn thương nếu chúng trở thành mục tiêu của bọn tin tặc. Bất kỳ
thiết bị nào (máy tính, laptop, điện thoại di động) trong hệ thống blockchain
cũng là nguồn dễ bị tổn thương tiềm tàng trước các nguy cơ tin tặc chẳng hạn
như do password yếu.
Tổng hợp: Nguyễn Thị Thúy