Trong
chương trình đào tạo kỹ sư ngành Nuôi trồng thủy sản, hàng năm khoa Nông Lâm
Ngư đã cử các sinh viên năm thứ 3 đi thực tập rèn nghề tại các cơ sở là các
doanh nghiệp mà khoa, Nhà trường đã có ký kết thỏa thuận hợp tác và có mối quan
hệ gắn kết. Qua đợt thực tập này sinh viên được tham gia trực tiếp các thao tác
kỹ thuật trong sản xuất giống và ương nuôi các đối tượng thủy sản. Đồng thời
đây cũng là dịp các em được tiếp cận với môi trường làm việc của các doanh
nghiệp, tạo tiền đề cho những định hướng nghiên cứu khi làm khóa luận tốt
nghiệp và đặc biệt là có cơ hội được tuyển dụng vào các doanh nghiệp này sau
khi ra trường.
Từ
8/10 đến 17/10/2015 Khoa Nông Lâm Ngư đã tổ chức đoàn kiểm tra việc thực tập
mặn của sinh viên ngành NTTS khóa 53 tại các cơ sở mà khoa gửi sinh viên thực
tập. Kiểm tra tại các tỉnh phía nam gồm công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam,
công ty TNHH giống thủy sản Vina do ThS. Nguyễn Đình Vinh - Phó trưởng khoa làm
Trưởng đoàn. Kiểm tra tại các tỉnh phía bắc gồm công ty cổ phần thực phẩm Việt
Bim, Công ty TNHH Xuân Thủy Xanh, công ty cổ phần sinh học Việt Thái, Phân viện
nghiên cứu Bắc Trung Bộ do ThS. Phạm Mỹ Dung - Trưởng Bộ môn NTTS mặn lợ làm Trưởng
đoàn. Đoàn đã tới thăm và có buổi làm việc với đại diện công ty CP tại trụ sở
công ty thuộc huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Nhà máy chế biến thức ăn, Nhà máy sản
xuất thuốc sinh học của công ty và các trại sản xuất giống tại Ninh Thuận và
Bình Định. Cơ sở nuôi cá biển, nhuyễn thể tại Nam Định, Quảng Ninh.
Kết
quả cho thấy, cơ sở vật chất thực tập, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của
sinh viên đều đảm bảo. Nội dung thực tập đề ra của chương trình đào tạo kỹ
sư nuôi trồng thủy sản đều được thực hiện tốt. Các sinh viên thực tập tại
các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định của công ty đề ra, học tập được các
kiến thức thực hành như yêu cầu và rất được cơ sở khen ngợi về tinh thần, thái
độ thực tập, kỹ năng thực hành.
Trong
chương trình đào tạo, việc kiểm tra đánh giá, tổng kết mỗi đợt thực tập rất
quan trọng, vừa góp phần đánh giá kết quả sinh viên, đồng thời cũng để rút ra
các bài học kinh nghiệm cho các đợt thực tập sau. Trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ
sung các nội dung chương trình cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã
hội.
Tin và ảnh: ThS. Trương Thị Thành Vinh