Quản
lý đất đai Việt Nam tính từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 ngày 03
tháng 10 năm 1945 để kết thúc hoạt động của cơ quan quản lý đất đai thuộc Thực
dân Pháp và mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà. Ngành đã có
nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở bất kỳ giai đoạn
lịch sử nào, ngành QLĐĐ Việt Nam đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tổ
chức Nhà nước.
I.
VÀI
NÉT VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI DƯỚI CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM VÀ TRONG THỜI KỲ
PHÁP THUỘC
Do vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai, các Nhà nước phong kiến
Việt Nam đã quan tâm đến công tác quản lý đất đai, mà
trước hết là việc đưa ra các chính sách, pháp luật điều tiết các quan hệ về đất
đai. Chính sách đất đai trước hết tập trung vào việc thu thuế điền và xác định
các hình thức sở hữu về đất đai như sở hữu tư nhân, sở hữu công làng xã và sở
hữu trực tiếp của Nhà nước - "Đất vua, chùa làng".
Mỗi triều đại (Lý - Trần - Hồ - Lê - Nguyễn) đều lựa chọn cho mình phương pháp xử lý các
mối quan hệ về đất đai theo cách riêng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội, lợi ích cụ thể của giai cấp thống trị và yêu cầu xây dựng của
nhà nước đương thời. Tuy nhiên, các triều đại phong kiến Việt Nam phải mất 31
năm, từ năm Gia Long thứ 4 (1805) đến năm Minh Mạng thứ
17 (1836), khắp cõi đất Việt Nam mới ghi chép đầy đủ từng mảnh
ruộng, sở đất, con đường, khu rừng, núi sông... vào sổ địa bạ của mỗi làng, từ
thành thị đến vùng biên cương. Công trình đo đạc, thành lập địa bạ trên quy mô
toàn quốc của Nhà Nguyễn là công trình to lớn và có ý nghĩa nhất trong lịch sử
quản lý đất đai thời kỳ phong kiến Việt Nam, đóng góp rất quan trọng trong việc
hoạch định các chính sách về quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam ở thế kỷ thứ XIX. Hiện nay, nước ta đang lưu giữ 11.000 quyển địa bạ
của thời kỳ này và trở thành một tư liệu lịch sử quý giá của Quốc gia.
Thời
kỳ Pháp thuộc, Thực dân Pháp chú trọng phát triển chế độ sở hữu lớn về
ruộng đất ở Nam Kỳ, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ. Tổ chức hệ thống quản lý đất đai trên lãnh thổ Việt Nam theo 3 cấp:
Cơ quan quản lý Trung ương là Sở Địa chính thuộc Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung
Kỳ và Thống đốc Nam Kỳ, về sau trực thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương; Cơ quan
cấp tỉnh là Ty Địa chính; cấp cơ sở làng xã có nhân viên địa chính là chưởng bạ
ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và hương bộ ở Nam Kỳ. Thực dân Pháp đã tiến hành đo đạc bản
đồ địa chính từ năm 1871 ở Nam Kỳ, sau đó công việc đo đạc được triển khai ra
khắp lãnh thổ. Các bản đồ được xây dựng để thành lập hồ sơ địa chính phục vụ
cho việc thu thuế, quản lý đất đai.
II. QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một kỷ nguyên mới của nước
Việt Nam, kỷ nguyên dân tộc độc lập, dân quyền, dân chủ.Trải qua gần 65 năm, kể
từ ngày 03/10/1945 cho đến nay, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đã trưởng thành
và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau với cơ cấu tổ chức, tên gọi
khác nhau. Có thể tóm tắt lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Ngành
theo các giai đoạn sau:
1. Giai
đoạn 1945 – 1959
Sau khi giành được độc lập, cơ quan quản lý đất đai của Phủ Toàn quyền Đông
Dương là Sở Trước bạ - Văn tự - Quản thủ điền thổ và Thuế Trực thu được Bộ Tài
chính tiếp nhận (Sắc lệnh số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch
nước). Sau đó ngành Địa chính được thiết lập (Sắc lệnh số 75 ngày
29 tháng 5 năm 1946 của Chủ tịch nước) với tên gọi Nha Trước
bạ - Công sản - Điền thổ. Kèm theo đó là hệ thống các đơn vị trực
thuộc ở 03 cấp tỉnh, huyện, xã nhằm duy trì, bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và
thu thuế điền thổ. Đến năm 1953 do yêu cầu của kháng chiến, các Ty Địa chính
được sáp nhập vào Bộ Canh nông, rồi trở lại Bộ Tài chính để phục vụ mục đích
thu thuế nông nghiệp.
Cải cách ruộng đất năm 1953 - 1958 đã mang lại sự khởi sắc cho ngành Địa chính.
Đứng đầu là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính, hệ thống các cơ
quan ngành dọc của Sở trực thuộc Ủy ban hành chính các cấp, có nhiệm vụ phối
hợp với các cơ quan khác thực hiện kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp nông
thôn.
Như vậy, từ 1945 đến 1959 hoạt động của ngành Quản lý đất đai chủ yếu là hình
thành hệ thống cơ quan quản lý đất đai trong chế độ mới với chức năng, nhiệm vụ
bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ. Trong những năm kháng
chiến chống Pháp, ngành Địa chính đã có một số thay đổi về hoạt động góp phần
quan trọng thực hiện nhiệm vụ huy động thuế nông nghiệp phục vụ kháng chiến,
kiến quốc. Sau thắng lợi của cuộc Cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953 -
1958), ngành Địa chính đã thực hiện tốt các nhiệm vụ: tổ chức đo đạc, lập
bản đồ giải thửa và sổ sách địa chính để nắm diện tích ruộng đất, phục vụ việc
kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp, tính thuế ruộng đất, xây dựng đô thị.
2. Giai đoạn 1960 – 1978
Do sự phát triển quan hệ ruộng đất ở nông thôn và củng cố quan hệ sản xuất Xã
hội chủ nghĩa, ngành Quản lý ruộng đất được thiết lập (Nghị định số
70-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960 và Nghị định số 71-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960
của Hội đồng Chính phủ), chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp với
nhiệm vụ quản lý mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp. Quản
lý ruộng đất bao gồm 3 nội dung chủ yếu: Lập bản đồ, địa bạ về ruộng đất,
thường xuyên chỉnh lý bản đồ và địa bạ cho phù hợp với sự thay đổi về hình thể
ruộng đất, về quyền sở hữu, sử dụng ruộng đất, về tình hình canh tác và cải tạo
ruộng đất; Thống kê diện tích, phân loại chất đất; Nghiên cứu xây dựng các luật
lệ, thể lệ về quản lý ruộng đất trong nông nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra việc
thi hành các luật lệ, thể lệ ấy. Hệ thống quản lý ruộng đất được tổ chức thành
4 cấp: Trung ương là Vụ Quản lý ruộng đất; cấp tỉnh là Phòng Quản
lý ruộng đất; cấp huyện là Bộ phận Quản lý ruộng đất; cấp xã là Cán bộ quản lý
ruộng đất.
Tóm lại, trong giai đoạn 1960 - 1978, ngành Quản lý ruộng đất đã phát triển hệ
thống bộ máy và đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới địa phương, mở rộng các nội
dung quản lý nhà nước về đất đai. Cơ quan quản lý ruộng đất có nhiệm vụ chủ yếu
là giúp Bộ Nông nghiệp “quản lý việc mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất
trong nông nghiệp”. Ngành Quản lý ruộng đất đã có những đóng góp to lớn trong
việc mở rộng và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, xây dựng kinh tế
hợp tác xã và phát triển nông thôn.
3. Giai
đoạn từ 1979 đến nay
Để tăng cường công tác quản lý đất đai, thống nhất các hoạt động quản lý đất
đai vào một hệ thống cơ quan chuyên môn, năm 1979, Tổng cục Quản lý
ruộng đất được thành lập - "Tổng cục Quản lý ruộng đất là cơ quan
trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, thống nhất quản lý nhà nước đối với toàn bộ
ruộng đất trên lãnh thổ cả nước nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo
vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao đối với tất cả các loại
đất" (Nghị quyết số 548/NQQH ngày 24 tháng 5 năm 1979 của Ủy Ban
Thường vụ Quốc hội). Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành
lập theo 03 cấp:
- Cấp tỉnh, có Ban Quản lý ruộng đất trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Sau
Luật Đất đai năm 1987 cho tới năm 1993 hầu hết các Ban Quản lý ruộng đất trực
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã chuyển thành Chi cục Quản lý đất đai hoặc Chi
cục Quản lý ruộng đất trực thuộc Sở Nông - Lâm nghiệp;
- Cấp huyện, có Phòng Quản lý ruộng đất trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện,
một số địa phương khu vực đô thị thành lập Phòng Quản lý nhà đất hoặc Phòng Nhà
đất; từ năm 1988 - 1994, Phòng Quản lý ruộng đất sáp nhập vào các Phòng Nông
Lâm nghiệp hoặc Phòng Kinh tế;
- Cấp xã, có Cán bộ quản lý ruộng đất chuyên trách.
Trước yêu cầu về tổ chức lại các cơ quan quản lý Nhà nước và tăng cường công
tác quản lý đất đai, năm 1994 Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc và Bản
đồ Nhà nước được hợp nhất và tổ chức lại thành Tổng cục Địa chính (Nghị
định số 12/CP ngày 22 tháng 02 năm 1994 của Chính phủ). Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chính được quy định tại
Nghị định số34/CP ngày 23 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ, theo đó Tổng cục Địa
chính là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất
đai và đo đạc - bản đồ trên phạm vi cả nước. Ngay sau khi thành lập Tổng cục
Địa chính, ở địa phương các Sở Địa chính được thành lập trên cơ sở Ban Quản lý
ruộng đất và trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chi cục Quản lý ruộng đất
hoặc Chi cục Quản lý đất đai. Một số thành phố lớn thành lập Sở Địa chính - Nhà
đất. Tại cấp huyện, từ năm 1995 cơ quan quản lý đất đai là Phòng Địa
chính (hoặc Phòng Địa chính - Nhà đất) trực thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp huyện. Tại cấp xã, có Cán bộ Địa chính xã (hoặc phường, thị
trấn) và thường kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý về xây dựng.
Theo định hướng thành lập các Bộ đa ngành, năm 2002 Bộ Tài
nguyên và Môi trường được thành lập (Nghị quyết số
02/2002/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ
họp thứ nhất ngày 05 tháng 8 năm 2002 và và Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11
tháng 11 năm 2002 của Chính phủ). Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
môi trường có 2 đơn vị chuyên trách quản lý nhà nước về đất đai là Vụ
Đất đai và Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai. Ngay sau đó, tại
địa phương các Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở sáp nhập
Sở Địa chính với các đơn vị quản lý nhà nước về môi trường, địa chất khoáng
sản, tài nguyên nước. Chức năng quản lý nhà nước về đất đai ở cấp tỉnh do một
số đơn vị cấp phòng trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Tại cấp
xã, có Cán bộ Địa chính xã (hoặc phường, thị trấn) và thường
kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý về xây dựng và một số chức năng quản lý nhà
nước khác thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Để đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, năm 2008,
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định
cụ thể hơn - Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài
nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ;
quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ
công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ (Nghị định số
25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Theo Quyết định số 134/2008/QĐ-TTgngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướngChính
phủ, Tổng cục Quản lý đất đai được thành lập, là cơ quan trực
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, để tập trung các hoạt động quản lý nhà nước
về đất đai ở cấp Trung ương về một đầu mối chuyên trách. Tổng cục Quản lý đất
đai có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý
nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ công theo quy
định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, chương
trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về quản lý và sử dụng đất đai
để ban hành, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành, phê duyệt: quyết định, chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn quốc gia,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức sử dụng
đất. Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình quốc gia, quy
hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về quản lý và sử dụng đất đai sau khi được phê
duyệt.
- Tổ chức triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc đối với các nhiệm vụ: quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đăng ký và thống kê đất đai; giá đất; về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về phát triển quỹ đất,
quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản; lưu trữ và thông tin đất đai; về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo; hợp tác quốc tế và nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác...
Về cơ cấu tổ chức bộ máy, đến nay Tổng cục Quản lý đất đai có 14 đơn vị trực
thuộc, trong đó có 9 đơn vị quản lý nhà nước, 5 đơn vị sự nghiệp (bao
gồm 2 đơn vị sự nghiệp mới được bổ sung là: Trung tâm Đào tạo và Truyền thông
đất đai; Trung tâm Kiểm định chất lượng sản phẩm địa chính).
Tại cấp tỉnh:Một số địa phương tiến hành thành lập Chi cục Quản lý đất đai
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai vào
một cơ quan chuyên trách. Đến nay, tổ chức của Ngành ở cấp tỉnh có cơ cấu hoàn
chỉnh nhất gồm 63 Sở Tài nguyên và Môi trường với đầy đủ các phòng, ban chức
năng về quản lý đất đai và các đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra còn có: Trung tâm
Phát triển quỹ đất, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (hiện tại trong
cả nước có 63 Văn phòng cấp tỉnh và 55 tổ chức Phát triển quỹ đất cấp tỉnh);Quỹ
phát triển đất...
Tại cấp huyện: Cơ quan quản lý đất đai là Phòng Tài nguyên và Môi trường. Ngoài
ra, các địa phương đã thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (đến
nay cả nước có 528 Văn phòng cấp huyện)trực thuộc các Phòng Tài nguyên và
Môi trường để thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý
hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất cấp huyện.
Tại cấp xã:
có Cán bộ Địa chính xã (hoặc phường, thị trấn) và thường kiêm
nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý về xây dựng và một số chức năng quản lý nhà nước
khác thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Lực lượng cán bộ của Ngành ngày càng phát triển, hiện tại toàn Ngành có trên
33.000 người. Trong đó, số cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác
quản lý đất đai(chia theo các cấp)như sau: Trung ương có trên 450
người (đại học và trên đại học 81%, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
19%);cấp tỉnh có trên 6.000 người (đại học và trên đại học 72%, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp 28%); cấp huyện có trên 12.000 người (đại
học và trên đại học 67%, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp 33%); cấp xã,
phường, thị trấn có trên 11.000 cán bộ địa chính, với gần 73% đã qua các khoá
đào tạo chính quy, bán chính quy (đại học 3,4%, trung học chuyên nghiệp
36,1%; sơ cấp 60,5%); ngoài ra còn hàng nghìn người ở các doanh nghiệp, đơn
vị sự nghiệp, tổ chức khác đang phối hợp hoạt động với Ngành về đo đạc - bản
đồ, quy hoạch(xây dựng), giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất
đai (Thanh tra Chính phủ), xử lý vi phạm về pháp luật đất
đai (Kiểm sát, Toà án) và các hoạt động kinh tế, dịch vụ khác…
Công tác đào tạo cán bộ cho Ngành được quan tâm đầu tư, các trường Trung học đã
đào tạo được trên 21.000 cán bộ, hàng nghìncông nhân cung cấp cho toàn Ngành.
Bên cạnh sự lớn mạnh không ngừng về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức và viên chức của Ngành, cơ sở vật chất(trụ sở làm việc, các phương
tiện, trang thiết bị, điều kiện làm việc)và chế độ chính sách đối với cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động luôn được Đảng, Nhà nước hết sức
quan tâm, ngày càng tạo điều kiện và là động lực cho sự phát triển cả về bề
rộng lẫn chiều sâu cho Ngành. Đây vừa thể hiện vai trò của Ngành Quản lý đất
đai đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đồng thời cũng là
trách nhiệm to lớn của toàn Ngành trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tóm lại, trong giai đoạn từ 1979 đến nay, ngành Quản lý đất đai đã phát triển
theo hướng hiện đại, mở rộng phạm vi quản lý đối với tất cả các loại đất. Nội
dung quản lý nhà nước về đất đai được mở rộng ra nhiều lĩnh vực (từ 07
nhóm nội dung đã phát triển thành 13 nhóm nội dung). Hệ thống cơ quan và
đội ngũ cán bộ đã từng bước được hoàn thiện, năng lực quản lý, chuyên môn và
công nghệ được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý đất đai hiện
đại. Hoạt động của Ngành đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; đảm
bảo công bằng và ổn định xã hội; tăng thu cho ngân sách nhà nước; chuyển đổi cơ
cấu nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; bảo vệ môi trường. Chưa bao giờ ngành Quản lý đất đai lại có cơ cấu
tổ chức 04 cấp từ Trung ương đến địa phương hoàn chỉnh và hùng mạnh nhất về mọi
mặt, ngang tầm với nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao và là Ngành có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội về tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã
hội; quốc phòng - an ninh…
III. NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH TỰU CỦA NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai
Kể từ ngày
đầu thành lập, công tác xây dựng chính sách, pháp luật đất đai đã thể chế hóa
được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước gắn với mục tiêu, yêu cầu
của từng thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thời
kỳ đầu (1945 - 1954), các chính sách đất đai được ban hành(chủ
yếu là các Sắc lệnh) quy định về ruộng đất đối với nông dân; về thuế
nông nghiệp, tăng gia phát triển sản xuất nông nghiệp; tịch thu và chia cấp
ruộng đất. Những quyết sách đúng đắn đó đã trở thành động lực quan trọng, hết
sức to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, góp phần tăng cường
khối liên minh công nông, là cơ sở cho quá trình phát triển cách mạng Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV và các Đại hội tiếp theo về chuyển
đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, ngành Quản lý đất đai đã xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật
Đất đai năm 1987; Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001; Luật Đất đai năm 2003 và nhiều văn bản
hướng dẫn thi hành luật.
2. Điều
tra cơ bản
Trong 65 năm qua, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc điều
tra về đất đai phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đánh giá chất lượng đất,
năm 1958, bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc tỷ lệ 1/1.000.000 đã được hoàn thành, sơ
bộ phân loại đất và phân vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Nam. Từ 1961 đến 1964, đã
hoàn thành việc xây dựng bản đồ thổ nhưỡng vùng Đồng bằng Trung du miền núi
phía Bắc tỷ lệ 1/50.000. Đến năm 1974 đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ thổ
nhưỡng cấp tỉnh của miền Bắc. Từ năm 1976 - 1985, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng
cấp tỉnh của các tỉnh phía Nam.
Công tác điều tra, khảo sát đánh giá, phân hạng đấtđược bắt đầu từ năm 1968, chủ yếu là phân hạng
đất nông nghiệp ở một số tỉnh phía Bắc. Đến năm 1980, Ngành đã tổ chức thực
hiện phân hạng đất nông nghiệp cho các huyện, thị trong cả nước. Kết quả của
công tác đánh giá, phân hạng đất mang tính thực tiễn, khoa học phục vụ tốt cho
việc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, là cơ sở để xác định giá trị về chất và
lượng đất đai trong thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay.
Đánh giá thoái hóa đất, chống xói mòn đất, bảo vệ đấtở 5 vùng: Trung du Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên
hải Nam Trung bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả điều tra đã
đưa ra được các giải pháp chống, giảm thiểu thoái hóa đất nhằm sử dụng hiệu quả
tài nguyên đất.
Công tác điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai được Ngành thực hiện thường xuyên: Điều tra,
phân phối đất đai (1964 - 1965); điều tra thống kê đất nông
nghiệp (1966 - 1967); điều tra thống kê đất nông nghiệp, đất
có khả năng nông nghiệp và đất chuyên dùng khác (năm 1969); tổ
chức điều tra đất hoang hóa tại 2.380 xã thuộc các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ (năm
1977); điều tra thống kê tình hình đất đai trong toàn quốc (năm
1977 - 1978). Từ năm 1990 đến nay, công tác thống kê đất đai hàng năm
và kiểm kê đất đai (5 năm một lần) được thực hiện có hiệu quả.
Đồng thời những năm qua, Ngành đã tổ chức nhiều cuộc điều tra chuyên đề nhằm
đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu phục vụ quản lý nhà nước về đất đai.
3. Đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Từ năm 1958, công tác đo đạc lập bản đồ giải thửa được
thực hiện nhằm phục vụ việc kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp, tính thuế
ruộng đất, xây dựng đô thị. Từ khi thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất (năm
1979)và thực hiện Chỉ thị số 299/TTg, công tác điều tra, đo đạc lập bản đồ
giải thửa đã được đẩy nhanh tiến độ, phục vụ cho việc quản lý, thu thuế, hoạch
định chính sách và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốc phòng.
Từ năm 2000,
bản đồ địa chính đượclập trong hệ quy chiếu VN 2000.Đến nay cả nước đã đo đạc
lập bản đồ địa chính với tổng diện tích 23.200.000 ha, đạt 70,3% tổng diện tích
tự nhiên.
Công tác đăng ký đất đai, thành lập bộ hồ sơ địa chính ban đầu đã được thực hiện ngay từnăm
1980.Cơ quan quản lý đất đai các cấp đã tăng cường thực hiện cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa”, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất
thực hiện nghĩa vụ đăng ký đất đai. Đến nay, trên 92% hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức sử dụng đất đã kê khai đăng ký đất đai.
Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ năm 1987. Trong thời gian
qua các địa phương đã và đang tập trung thực hiện theo Nghị quyết số
07/2007/QH12, đến năm 2009, thực hiện Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ,
ngành Quản lý đất đai tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Việc thống nhất cấp một loại Giấy
chứng nhận đã tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng nhà đất, góp phần thúc đẩy
thị trường bất động sản phát triển và hoạt động lành mạnh.Đến nay,cả nước đã
cấp được 30.248.000 Giấy chứng nhận với diện tích 16.976.000ha. Trong đó:đất
sản xuất nông nghiệp đã được cấp GCN đạt 86,0 % (14.428.824
giấy/7.635.913 ha);đất lâm nghiệp đạt 72,0%(1.212.832 giấy/8.841.606 ha);
đất nuôi trồng thuỷ sản đạt 74,8 % (963.052 giấy/500.786 ha); đất ở
nông thôn đạt 81,0% (11.145.566 giấy/409.374 ha); đất ở đô thị đạt
71,5 % (3.448.199 giấy/79.916 ha);đất chuyên dùng đạt 39,6 %(114.319
giấy/213.061 ha); đất cơ sở tôn giáo đạt 42,4 % (14.315
giấy/5.572 ha).
Công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai đã từng bước chuẩn hóa dữ liệu địa chính và
xây dựng dữ liệu số đến từng thửa đất. Hiện nay, hệ thống thông tin đất
đai (LIS)được xây dựng dựa trên hai công nghệ cơ bản là công nghệ
hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống quản trị cơ sở dữ
liệu.
Công
tác lưu trữ, thông tin đất đai đang từng bước được hiện đại hóa,
đáp ứng yêu cầu tra cứu, sử dụng cho các mục tiêu khác nhau. Công nghệ GIS phát
triển đã cung cấp khả năng mới cho việc sử dụng bản đồ địa chính, đó là xây
dựng hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng số, đặc biệt là
bản đồ địa chính, giúp cho việc xử lý, quản lý và khai thác thông tin đất đai
một cách hiệu quả. Hoàn thành việc sắp xếp, đưa vào lưu trữ hồ sơ đấtđai đến
hạn đưa vào lưu trữ; tiếp tục phối hợp trong việc thu thập các thông tin, cập
nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cung cấp thông tin cho các tổ chức và
doanh nghiệp; hoàn thành việc đưa Trang thông tin điện tử đi vào hoạt động.
4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Từ năm 1987, ngành Quản lý đất đai đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực
tiễn, phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất, kết quả là đã xây dựng được hệ
thống văn bản, tài liệu hướng dẫn về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất khá đầy đủ, khoa học.
Ngành Quản lý đất đai đã hoàn thành xây dựng trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch
sử dụng đất cả nước giai đoạn 1996 - 2000 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006
- 2010) của cả nước.
Ở địa phương, đã có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được Chính phủ xét duyệt; 100%
đơn vị cấp huyện và gần 11.000 đơn vị cấp xã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đến năm 2010.
Hiện nay, công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 ở tất cả 4 cấp (Quốc gia, tỉnh, huyện,
xã) trong cả nước đang được triển khai.
5. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
Việc ban hành các chính sách, pháp luật đất đai với sự thay đổi một cách căn
bản, đặc biệt là trong công tác giao đất sử dụng lâu dài đến người lao động.
Ngành Quản lý đất đai đã tham mưu cho Nhà nước điều chỉnh chính sách đất đai
phù hợp với yêu cầu thực tiễn và không ngừng cải cách thủ tục hành chính trong
việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. Vận dụng linh hoạt cơ chế giao đất,
cho thuê đất và thu hồi đất nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút
các nhà đầu tư trong nước vànước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Đến nay diện
tích đất đã giao, đã cho thuê là 25,16 triệu ha, chiếm 76,4% diện tích tự nhiên
của cả nước. Trong đó: Hộ gia đình, cá nhân 49,55%; các tổ chức kinh tế trong
nước 21,98%; Ủy ban nhân dân xã 11,28%; tổ chức, cá nhân nước ngoài, liên doanh
với nước ngoài 0,12%; các đối tượng khác 13,59%.
6. Tài chính đất đai và thị trường bất động sản
Việc Nhà nước công nhận đất có giá là nền tảng quan trọng để phát huy nguồn lực
đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở cho việc hình
thành thị trường bất động sản tại Việt Nam.
Nhiều chính sách liên quan đến tài chính đất đai được ban hành như đổi đất lấy
hạ tầng, đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất... Chính phủ quy định phương
pháp xác định giá đất, khung giá các loại đất, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây
dựng giá đất cụ thể tại địa phương và công bố công khai vào ngày 01/01 hàng
năm.
Nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng liên tục tăng và
trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm nguồn
thu từ giao đất, cho thuê đất chiếm khoảng 7,25% tổng thu ngân sách.
Đối với thị trường bất động sản khi hoạt động theo đúng quy luật thì hàng năm
có thể tạo ra cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay thị
trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản nước ta vẫn đang hoạt động
ở cấp độ thấp.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
Ngành Quản lý đất đai tham mưu giúp Chính phủ, Quốc hội phân cấp trong công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đaiđã giúp chính quyền địa
phương chủ động, kịp thời giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, khiếu kiện, tranh
chấp kéo dài; huy động được nhiều lực lượng trong xã hội tham gia. Đặc biệt,
trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
về tranh chấp đất đai đã hạn chế khiếu kiện vượt cấp, tạo niềm tin trong nhân
dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
8. Nghiên cứu khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế
Trong giai đoạn trước năm 1983, các đề tài nghiên cứu tập trung vào khâu điều
tra cơ bản (đo đạc, điều tra thổ nhưỡng, thống kê đất đai...). Công
tác nghiên cứu khoa học chủ yếu thiên về phục vụ sản xuất nông -
lâm nghiệp mà không quan tâm nhiều đến nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Từ 1983 đến 1993, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã thực hiện 2 chương trình nghiên
cứu: Xây dựng tổng sơ đồ quản lý, sử dụng vốn tài nguyên đất dài hạn; Sử dụng
hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất đai môi trường và thực hiện 35 đề tài.
Từ năm 1994 đến nay, đã triển khai thực hiện 2 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 70
đề tài nghiên cứu cấp Bộ và nhiều đề tài cấp cơ sở, 03 dự án thử nghiệm, 5 dự
án phục vụ cho các mục tiêu của ngành Quản lý đất đai. Kết quả nghiên cứu của
nhiều đề tài được ứng dụng vào thực tế tại các địa phương hoặc làm căn cứ khoa
học cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các hoạt động hợp tác quốc tế được đẩy mạnh. Giai đoạn 1983 - 1993(Tổng cục Quản lý ruộng
đất) đã có quan hệ với 17 nước và 3 tổ chức quốc tế. Thời kỳ 1994 -
2002 (Tổng cục Địa chính) đã chủ trì thực hiện 19 chương
trình, dự án để hỗ trợ tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai do Chính
phủ Bang Tây Ôxtrâylia, Vương quốc Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Pháp và các tổ
chức UNDP, ADB… viện trợ không hoàn lại.
Từ khi thành lập đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang quản lý thực hiện
một số dự án lớn về lĩnh vực quản lý đất đai với giá trị 35 triệu USD và đang
thực hiện dự án Hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam với tổng kinh
phí 250 triệu USD. Hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện trên cơ sở Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội hội giai đoạn 2001 - 2010 với phương châm phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
IV. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Trong quá trình vừa xây dựng vừa phát triển, ngành Quản lý đất đai Việt Nam
từng bước trưởng thành và có những đóng góp to lớn, đáp ứng tốt nhất mọi yêu
cầu phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ. Ngành
Quản lý đất đai Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ,
tích cực đến mọi mặt về kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng và
môi trường:
1. Đối với việc thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Thông qua hoạt động đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, Ngành đã có những đóng góp đáng kể cho việc thu
ngân sách, tăng trưởng kinh tế, trong đó đất đai đã tham gia trực tiếp như một
nguồn vốn nội lực thông qua thị trường bất động sản và gián tiếp thông qua các
chính sách pháp luật đất đai làm tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành như công
nghiệp và xây dựng, sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ,...
Từ năm 1994, nguồn thu từ đất chủ yếu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà
đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất, tổng thu chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi
năm. Tổng thu từ đất năm 1999 là 3.641 tỷ đồng, trong đó từ thuế sử dụng đất
nông nghiệp là 1.286 tỷ đồng, từ thuế nhà đất 295 tỷ đồng, từ thuế chuyển quyền
sử dụng đất 327 tỷ đồng, từ tiền sử dụng đất 376 tỷ đồng, từ tiền thuê đất 339
tỷ đồng, từ bán nhà sở hữu Nhà nước 478 tỷ đồng.Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có
hiệu lực thi hành, các khoản thu từ đất có rất nhiều thay đổi. Tổng thu từ đất
năm 2004 là 17.594 tỷ đồng, trong đó: thuế sử dụng đất nông nghiệp là 130 tỷ
đồng; thuế nhà đất 438 tỷ đồng; thuế chuyển quyền sử dụng đất 640 tỷ đồng; tiền
sử dụng đất 14.202 tỷ đồng; tiền thuê đất 846 tỷ đồng; bán nhà sở hữu Nhà nước
1.338 tỷ đồng. Lúc này nguồn thu chính là tiền sử dụng đất, chiếm tới 80% tổng
thu từ đất. Hàng
năm nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất chiếm khoảng 7,25% tổng thu ngân sách.
Năm 2009,thu khoảng 32.905 tỷ đồng, trong đó: thuế sử dụng đất nông nghiệp 67
tỷ đồng; lệ phí trước bạ 1.337 tỷ đồng; thuế nhà đất 1.203 tỷ đồng; thuế chuyển
quyền sử dụng đất 262 tỷ đồng; tiền sử dụng đất 36.304 tỷ đồng; tiền thuê đất
2.625 tỷ đồng; bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước 1.471 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất 1.083 tỷ đồng; thuế thu
nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất 1.053 tỷ đồng. Với
chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, nguồn lực đất
đai đang và sẽ là một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, phấn đấu đến năm 2020 mức thuđạt20 - 22% tổng thu ngân
sách.
2. Đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội
Từ năm 1979, Chính phủ có quyết định về việc tận dụng đất nông nghiệp, Bộ Chính
trị ra Chỉ thị số 100/CT-TW và đến Đại hội Đảng VI, Đại hội của đổi mới (tháng
12/1986) đã giải quyết được những vấn đề cơ bản về quan hệ đất đai
thời gian trước đó. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa, đất đai đã góp phần đáng kể vào sự ổn định xã hội và phát triển
kinh tế đất nước. Sau Khoán 10, chính sách đất đai không chỉ là mệnh lệnh hành
chính mà còn được xem xét dưới góc độ kinh tế đã tạo ra nguồn nội lực to lớn
thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả với
trên 3/4 diện tích đất tự nhiên của cả nước đã được giao cho các đối tượng sử
dụng là thành tựu lớn nhất của ngành Quản lý đất đai đạt được trong những năm
qua. Bước chuyển biến rõ nét nhất là từ một nước thiếu lương thực, nước ta đã
sản xuất đảm bảo đủ lương thực tiêu dùng trong nước,có dự trữ chiến lược và
xuất khẩu, đưa nước ta lên vị trí hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế
giới.
Góp phần xoá đói giảm nghèo: Phần lớn các hộ nghèo hiện nay ở nông thôn là những hộ có ít đất
hoặc không có đất sản xuất do chuyển nhượng, “gán nợ”, hoặc bỏ hoang hóa, sử
dụng kém hiệu quả do thiếu vốn đầu tư ... Chính vì vậy, chính sách quản lý đất
đai có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xoá đói giảm nghèo không chỉ
trước mắt mà còn cả lâu dài.Nâng cao an toàn pháp lý về quyền sử dụng đất thông
qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong các giải
pháp quan trọng trong việc tạo vốn từ đất đai; người sử dụng đất có thể góp vốn
bằng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn đầu tư cho sản
xuất, tạo việc làm, nâng cao đời sống.
Góp phần đảm bảo an ninh lương thực: Hiện nay, cả nước có khoảng 75% số dân sống ở
vùng nông thôn, sản xuất lương thực là chủ yếu (chiếm tỷ trọng 63,9%
trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt). Nếu như trong các năm
từ 1976 - 1980, Nhà nước phải nhập 5,6 triệu tấn gạo thì năm 2005, nước ta đã
xuất khẩu được 5 triệu tấn, có tổng tích lượng dự trữ quốc gia khoảng 605.430
tấn và năm 2009 số lượng gạo xuất khẩu là khoảng 6 triệu tấn. Đếnnăm 2010, với
diện tích đất ruộng lúa của nước ta có trên 3,86 triệu ha, sản lượng thóc sẽ
đạt 38,6 triệu tấn, đảm bảo mức dự trữ cần thiết. Thông qua hệ thống quản lý
ngành từ Trung ương tới địa phương, việcquản lý chặt chẽ diện tích đất trồng
lúa nước ở mức trên dưới 4 triệu ha, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đang tiếp
tục góp phần đảm bảo vững chắc chiến lược an ninh lương thực quốc gia trong
thời kỳ 2010 - 2020 và những thập niên tiếp theo.
3. Đối với việc phủ xanh đất trống,đồi núi trọc và bảo vệ môi trường
Ngành Quản lý đất đai đã cùng với các Bộ, ngành khác thực hiện Chương trình
327, 661,... đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc khôi phục và bảo vệ rừng
phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng kinh tế. Đất
rừng tự nhiên trong 10 năm (1980 - 1990) bị giảm gần 3 triệu
ha(diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 1990 là gần 9,4 triệu ha). Sau
năm 1990, nhất là sau khi Luật Đất đai 1993, tác dụng của việc giao đất khoán
rừng trên cơ sở hệ thống hồ sơ từ tiểu khu đến thôn, bản và hộ gia đình đã bắt
đầu ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng nghiêm trọng trước đó. Đến năm
2000, kết quả thống kê đất đai cho thấy diện tích đất rừng đã được khôi phục
trở lại (11,6 triệu ha). Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp
tăng lên khoảng gần 15 triệu ha, đạt độ che phủ bằng cây rừng trên 45%.
Với việc tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai ở 4 cấp và được lập từ tổng thể
đến chi tiết, kết hợp với các chính sách đất đai hợp lý, ngành Quản lý đất đai
Việt Nam đang tạo cơ sở cho việc giao đất và sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả,
góp phần đẩy mạnh chiến lược phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa tăng cường
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế - xã hội vừa góp phần cải thiện và bảo vệ môi
trường theo hướng phát triển bền vững.
*
* *
Tóm lại, Trên
chặng đường phát triển của mình, ngành Quản lý đất đai đã để lại nhiều dấu ấn
quan trọng, đó là: Tài nguyên đất quốc gia ngày càng được điều tra một cách
toàn diện hơn, xác định đúng tiềm năng làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng
đất đai tiết kiệm, có hiệu quả theo hướng phát triển bền vững; Tài sản đất đai
quốc gia đã được giao đến tận tay người sử dụng đất (tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân) đúng pháp luật để sản xuất, khai thác làm giàu cho bản
thân và làm giàu cho đất nước; Hệ thống pháp luật về đất đai ngày càng được
hoàn chỉnh, giác ngộ pháp luật của nhân dân được nâng cao, tổ chức thi hành
pháp luật về đất đai ngày càng hiệu quả, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước về đất đai.
Theo: Phùng Văn Nghệ - Quyền Tổng cục trưởng -
Tổng cục Quản lý Đất đai