Từ năm 2017, Đại học Vinh được tái cấu
trúc nhằm phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đồng thời xây dựng
Trường trở thành thành viên mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á, xứng đáng
là trường Đại học trọng điểm Quốc gia. Viện Nông nghiệp và Tài nguyên là đơn vị
trực thuộc Đại học Vinh, được thành lập trên tầm nhìn đó.
Phát triển đào tạo trên
tầm vóc mới
Khoa Nông Lâm Ngư, tiền thân của Viện
Nông nghiệp và Tài nguyên, được thành lập vào ngày 17/4/2002. Tuy nhiên kể từ
năm 1991, Trường Đại học Vinh đã liên kết với Trường Đại học Thủy sản Nha Trang
để đào tạo kỹ sư các ngành Nuôi trồng và Chế biến thủy sản (các khóa 32 – 42). Đó
là nền tảng kinh nghiệm quý báu để Viện Nông nghiệp và Tài nguyên tự tin phát
triển trên tầm vóc mới. Với sự tái cấu trúc về quy mô và nội hàm hoạt động lần
này, Viện sẽ đẩy mạnh đồng thời các hướng đào tạo, nghiên cứu và phát triển các
dịch vụ khoa học công nghệ,… Về đào tạo, trong tầm nhìn chung cùng Đại học
Vinh, Viện đã và đang tích cực áp dụng chuẩn quốc tế CDIO và tăng cường trang bị
các kỹ năngmềm cho sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo.
|
Cơ sở chính của Viện Nông nghiệp và Tài
nguyên, Đại học Vinh
|
Viện Nông nghiệp và Tài nguyên hiện
có 50 cán bộ. Các giảng viên đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên, bao gồm 13 tiến
sỹ được đào tạo từ nhiều nguồn như Trung Quốc, Úc, Ba Lan, Pháp, Thái Lan và
trong nước, và nhiều cán bộ của Viện hiện vẫn đang học nghiên cứu sinh ở nhiều
nơi trên thế giới.
Bắt đầu từ năm nay, với việc tích hợp
cùng các chuyên ngành môn từ khoa Địa Lý và Quản lý Tài nguyên của Đại học Vinh
trước đây, Viện bước vào tuyển sinh đồng thời cả 6 ngành đào tạo, bao gồm: Nuôi
trồng thủy sản, Nông học, Khuyến nông & Phát triển nông thôn, Chăn nuôi thú
y, Quản lý tài nguyên và môi trường; Quản lý đất đai.
Song song đó, Viện tiếp tục chiêu
sinh đào tạo thạc sĩ các ngành Nuôi trồng thủy sản và Khoa học cây trồng.
Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu và hợp tác quốc tế, tăng sự năng động của sinh viên
Khối ngành Nông Lâm Ngư nhiều năm qua
vẫn luôn là một trong những tổ hợp đi đầu về hoạt động nghiên cứu khoa học của
Đại học Vinh. Nhiều giảng viên đã và đang chủ trì các đề tài, dự án cấp Nhà nước,
cấp bộ, cấp tỉnh,… Nhiều sinh viên đạt được các giải thưởng về NCKH, trong đó
có 2 giải thưởng VIFOTEC.
|
|
TS. Remigiusz
Panicz và TS. Katarzyna đến từ Ba Lan, thăm và làm việc tại cơ sở thực hành
thủy sản nước mặn, lợ của Viện
|
Tiến sĩ Somsak
Maneepong (thứ 3, bên trái) từ Thái Lan, người đã nhiều năm hợp tác nghiên cứu
và đào tạo cùng ngành Nông học của Viện
|
Hiện nay, ngoài các đơn vị đối tác hợp
tác trong nước, Viện Nông nghiệp và Tài nguyên có nhiều mối quan hệ tốt với các
cơ sở đào tạo và nghiên cứu quốc tế. Hàng năm, Viện có nhiều hoạt động nghiên cứu
và trao đổi học thuật được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng
viên, nhất là hướng tới bồi dưỡng tính năng động và khả năng hội nhập cho sinh
viên. Một số chương trình hiện được triển khai rất hiệu quả có thể kể đến như
sau:
- Chương trình thực tập sinh tại Israel. Sinh viên của Viện có
thể đi thực tập rèn nghề tại Israel từ 8-10 tháng. Đây là quốc gia khởi nghiệp
tiêu biểu và có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Cho nên, nhiều cựu
sinh viên khi trở về từ chương trình này đã khởi nghiệp rất thành công bằng
chuyên môn và kinh nghiệm của mình.
- Chương trình trao đổi giáo dục với Liên minh Châu Âu
(Erasmus +). Hiện sinh viên từ năm thứ 3 của Viện (nhất là ngành Nuôi trồng thủy
sản) có cơ hội rộng mở để tham gia kỳ học trao đổi giáo dục (5-10 tháng) với
Trường Đại học ZUT của Ba Lan, dưới sự tài trợ của Liên minh Châu Âu. Đây là
chương trình giáo dục được đánh giá rất cao tại EU hiện nay, góp phần giúp sinh
viên hội nhập tốt và tăng tính năng động khi ra trường.
|
|
Nhóm sinh viên của Viện đi thực tập rèn nghề ở
Israel
|
Sinh viên Nguyễn Đình Chiến (thứ 2, hàng đầu từ trái
sang) hiện đang tham gia kỳ học trao đổi tại Châu Âu
|
Gắn kết thị trường tuyển
dụng, đảm bảo 100% sinh viên ra trường có việc làm
Khối ngành
Nông Lâm Ngư và quản lý tài nguyên, môi trường là những lĩnh vực có tính đặc
thù, mang lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi thông thương, mở cửa với thế giới.
Vì thế, Đảng và Chính phủ luôn xem trọng và thúc đẩy khối ngành này thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước. Các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Tam
Nông, kế hoạch xây dựng Việt Nam thành thủ phủ tôm thế giới đến năm 2025,… thể
hiện rõ tầm nhìn này. Quan sát từ thị trường đầu tư cũng cho thấy, mấy năm gần
đây, các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu trong nước như Vingroup, Hoàng Anh
Gia Lai, FLC, Hòa Phát, BIM, TH,… đều đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Điều đó cho thấy, họ đều nhận diện rõ lợi thế và xu hướng phát triển để “đi tắt
đón đầu”.
Tuy nhiên, tâm lý định hướng theo những
ngành nghề “nóng” và “sa lông”, xem nhẹ khu vực nông nghiệp và nông thôn trong
xã hội ta lâu nay, vô hình chung, đã gây ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng
cao cho khu vực này. Nguyên nhân khách quan một phần cũng do các cơ sở đào tạo
và thị trường lao động còn bị động, chưa gắn kết tốt để vừa nâng cao chất lượng
quá trình đào tạo và sử dụng lao động, vừa tạo dựng được niềm tin và ảnh hưởng
tốt tới dư luận xã hội. Nắm bắt được tình hình này từ khá sớm, Khoa Nông Lâm
Ngư - tiền thân của Viện Nông nghiệp và Tài nguyên đã không ngừng kết nối,
tương tác với các doanh nghiệp lớn trong ngành để khắc phục mặt hạn chế đó.
Hiện nay, Viện Nông nghiệp và Tài
nguyên có quan hệ chặt chẽ với trên 20 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong
lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp, như các Tập đoàn CP, UP, Việt Úc, Việt BIM,
Cargill, Grobest, Thông Thuận, Minh Phú, Nông Hữu, TH,…, cũng như các cơ quan
quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, trường đại học,… Qua đó, tương tác để điều
chỉnh chương trình, nội dung đào tạo và hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học
cũng như sau khi tốt nghiệp. Ngay từ năm thứ 3, sinh viên của Viện đã được gửi
đến các doanh nghiệp khắp cả nước để thực tập, được bao cấp ăn ở và hưởng lương
theo thỏa thuận. Trước mùa tốt nghiệp của sinh viên, rất nhiều doanh nghiệp chủ
động về tổ chức phỏng vấn tại Viện hoặc gửi thông báo tuyển dụng về Trường.
Nhiều năm lại đây, do nhu cầu nhân lực
chất lượng cao của khối ngành mà Viện đào tạo quá lớn, vượt quá nguồn cung, cho
nên sinh viên của Viện (trước đây là Khoa Nông Lâm Ngư) luôn có nhiều cơ hội lựa
chọn cho mình một việc làm tốt, đúng chuyên môn. Nhiều cựu sinh viên chỉ sau
5-10 năm ra trường đã trở thành tỷ phú hay chủ các doanh nghiệp làm ăn khá giả.
Trong bối cảnh có hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ,…bị thất nghiệp lâu nay, đây cũng
là những thông tin hữu ích cho các sĩ tử, trước lúc lựa chọn cho mình một hướng
đi có tính bước ngoặt trong cuộc đời mình.
Nguyễn Thức Tuấn